Nguồn tin: Báo An Giang, 17/05/2016
Ngày cập nhật:
21/5/2016
LTS: Ở ĐBSCL, An Giang không phải là vùng đất nổi tiếng về trái cây so các địa phương khác. Tuy nhiên, trước giá trị lớn của các loại cây ăn trái, nhiều nông dân đã chịu khó tìm tòi, nghiên cứu đặc tính của cây, điều kiện thổ nhưỡng của vùng đất để canh tác, mở ra tiềm năng lớn cho vùng đất vốn thường chỉ được biết đến là kho lương thực cho cả nước.
So với những nông dân canh tác lúa trên cùng diện tích, những mảnh ruộng chuyển đổi sang trồng cây ăn trái cho hiệu quả vượt trội hơn hẳn. Vấn đề nằm ở chỗ, người nông dân phải không ngừng sáng tạo, biến đặc sản nơi vùng đất khác thành sản phẩm mang lợi thế của mình.
Từ nhu cầu nội địa…
ĐBSCL đang đối mặt với đợt hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử. Ở những địa phương vốn là vựa trái cây của vùng như Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng…, tình trạng thiếu nước tưới, nước nhiễm mặn đã ảnh hưởng lớn đến năng suất các vườn cây ăn trái, khiến nhiều loại trái cây “giải nhiệt” tăng cao. Tuy vậy, ở nhiều chợ đầu mối trên địa bàn tỉnh, nhất là chợ Long Xuyên, nguồn trái cây vẫn phong phú, không tăng giá đột biến. Đó là nhờ nông dân trong tỉnh đã “thuần hóa” được nhiều loại trái cây vốn không phải là thế mạnh trước đây, có thể đáp ứng phần nào nhu cầu trên địa bàn tỉnh, không còn phụ thuộc “độc quyền” vào các địa phương khác.
Nông dân Nguyễn Hoàng Liệt giới thiệu đặc sản Chợ Mới
“Nếu như trước đây, nguồn nhãn chủ yếu lấy từ Sóc Trăng, Hậu Giang thì nay có thêm nhãn Long Sơn của nông dân TX. Tân Châu. Bên cạnh đó, nông dân Tân Châu cũng phát triển được thương hiệu xoài thơm Vĩnh Hòa, trong khi nhiều địa phương như Chợ Mới, Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn… đang tăng khả năng cung ứng xoài cát Hòa Lộc, xoài Thái, xoài Đài Loan, xoài keo, xoài thanh ca… Về bưởi da xanh, cam xoàn đã có nguồn cung từ Tân Châu, Châu Đốc, Chợ Mới dù số lượng chưa nhiều. Nông dân các địa phương còn phát triển thêm giống ổi không hạt, ổi lê được nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt, đối với giống sơ-ri trái to, cơm nhiều, hạt nhỏ, vốn trước đây phải lấy hàng từ huyện Long Phú (Sóc Trăng) thì nay, nông dân Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên), Chợ Mới, Thoại Sơn đều đã trồng được. Nếu được hỗ trợ vốn, kỹ thuật, tạo điều kiện cho nông dân trong tỉnh mở rộng diện tích vườn cây ăn trái, tôi nghĩ sắp tới, trái cây ngon của An Giang không những đáp ứng nhu cầu tại chỗ mà còn có thể cung ứng sang các địa phương khác trong cả nước” – bà Tuyết Mai, một chủ vựa trái cây ở chợ Long Xuyên, chia sẻ.
…đến đặc sản xuất khẩu
Trên địa bàn An Giang, huyện Chợ Mới được biết đến là nơi “đất chật, người đông” với mật độ dân số cao nhất tỉnh. Với diện tích đất bình quân nhỏ hẹp, đời sống các hộ dân sẽ gặp nhiều khó khăn nếu vẫn cứ “bám” vào cây lúa. Do vậy, nông dân Chợ Mới đã dần chuyển sang trồng màu, xây dựng nên vùng chuyên canh màu lớn nhất tỉnh. Những năm gần đây, nhiều nông dân còn nhạy bén chuyển đổi diện tích lúa hoặc các loại cây trồng kém hiệu quả sang hình thành vườn cây ăn trái. Theo Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Trương Trung Lập, đến nay, diện tích vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện đạt khoảng 4.422 héc-ta. Con số này tuy còn khá khiêm tốn so với tổng diện tích sản xuất nông nghiệp của huyện nhưng bước đầu, nông dân đã phát triển thành công những loại cây trồng mới cho hiệu quả cao như cam xoàn, quýt đường bên cạnh những loại trái cây có tiếng như sơ-ri, xoài, ổi không hạt. Đối với vùng đất cù lao Giêng (gồm 3 xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân), diện tích trồng xoài đã phát triển lên được 3.221 héc-ta. Bên cạnh thị trường xuất khẩu lâu nay sang Trung Quốc, nông dân nơi đây đang nỗ lực liên kết, trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP để có thể xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Nông dân Nguyễn Hoàng Liệt, canh tác 6 công đất vườn xoài ở ấp Bình Quới (xã Bình Phước Xuân), cho biết, các giống xoài ba màu, xoài cát hồng hiện đang có giá rất cao, thu hoạch bao nhiêu đều được tiêu thụ hết. “Vùng này trước đây chủ yếu làm lúa. Tuy nhiên, thấy thổ nhưỡng đất thích hợp với cây xoài, hiệu quả lại cao hơn chục lần cây lúa nên nông dân đã chuyển đổi hết sang trồng xoài. Qua thời gian học hỏi và tự mày mò, nghiên cứu, nông dân nơi đây đã nắm vững kỹ thuật cho xoài ra trái theo ý muốn. Nhờ vậy, các vườn xoài có thể chia ra thu hoạch quanh năm chứ không tập trung vào chính vụ, dễ bị thừa hàng, rớt giá. Ý thức được chuyện làm ăn phải mang tính bền vững, dù giá bán sang Trung Quốc lâu nay vẫn ở mức cao nhưng chúng tôi đang tập trung vào tiêu chuẩn chất lượng để hướng đến các thị trường khó tính khác” – ông Liệt chia sẻ.
Theo Giám đốc Sở Công thương Võ Nguyên Nam, hiện nay có 3 thị trường đang có nhu cầu tiêu thụ mạnh mặt hàng xoài là Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Bắc Âu. “Bộ Nông nghiệp Campuchia đã ký biên bản với Hàn Quốc đưa xoài sang thị trường này. Ngay tại thị trường Việt Nam, mỗi ngày có 5 – 7 tấn xoài Campuchia nhập khẩu vào nội địa. Trong khi đó, An Giang nói riêng, ĐBSCL nói chung đang có nhiều giống xoài ngon. Nếu kết hợp quy hoạch bài bản, xúc tiến tìm kiếm thị trường, đưa hàm lượng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất thì không những ổn định được thì trường nội địa mà lợi thế cạnh tranh xuất khẩu cũng rất lớn” – ông Nam phân tích.
NHÓM PV KINH TẾ
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.