Nguồn tin: Báo An Giang, 18/05/2016
Ngày cập nhật:
21/5/2016
Nếu vội nản chí, bỏ cuộc, giá trị của đất sẽ khó được phát huy. Hành trình thuần hóa các loại trái cây ngon chỉ dành cho những nông dân thật sự đam mê, không ngừng học hỏi, sáng tạo.
Trồng đặc sản trên vùng đất nghèo
Trở lại câu chuyện trái sơ-ri Tầm Phao ở vùng Mỹ Hòa Hưng. Nếu không có những người nỗ lực như chàng thanh niên Hồ Quốc Tuấn (ấp Mỹ An 2, xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên), có lẽ dân An Giang vẫn cứ lệ thuộc nguồn cung sơ-ri từ tỉnh Sóc Trăng.
Đặc sản trái cây ở TP. Châu Đốc
Sau trận lũ lớn năm 2011 khiến bờ bao bị vỡ, vườn sơ-ri rộng hơn 4.000m2 của Hồ Quốc Tuấn gần như chết sạch, nhiều người cứ nghĩ chàng trai này sẽ bỏ cuộc. Tuy nhiên, những gốc sơ-ri mới đã mọc lên và đang cho trái ổn định, giúp Tuấn duy trì mô hình du lịch sinh thái vốn rất thu hút khách. “Gần 20 năm trước, vùng này rất khó khăn, nhiều người bỏ đi nơi khác vì đất nơi đây xấu, ngập nước quá bụng vào mùa lũ, rất khó trồng trọt. Anh em chúng tôi đã bỏ công nâng cấp đường, làm bờ bao, phát triển thành vườn cây ăn trái. Năm 1997, khi mới 16 tuổi, tôi đã một mình lặn lội xuống xã Ngang Rô (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng), vùng đất nổi tiếng về sơ-ri ngon, để học kỹ thuật trồng sơ-ri của đồng bào Khmer nơi đây, rồi đem về áp dụng ở quê nhà. Sau vài lần thất bại, tôi đã trồng được loại sơ-ri trái to, ngọt, hình thức đẹp như sơ-ri Sóc Trăng, thay thế cho giống sơ-ri Tầm Phao ở Mỹ Hòa Hưng, vốn bị chê vì cứ như “trái khế” (hột nhiều, ít thịt). Bao nhiêu khó khăn mình còn vượt qua được, chỉ có mỗi trận lũ tàn phá mà nhằm nhò gì” – chàng trai phải bỏ học từ năm lớp 6 vì nghèo khó tỏ ra tự tin.
Nhiều người biết tiếng Tuấn “sơ-ri” đã tìm đến học hỏi, anh sẵn sàng chia sẻ “bí quyết”. Giờ đây, giống sơ-ri Sóc Trăng đã được trồng phổ biến ở Mỹ Hòa Hưng và các huyện Chợ Mới, Thoại Sơn… cơ bản đáp ứng nhu cầu trong tỉnh. Các chủ vựa còn gom hàng phân phối sang các địa phương khác. Riêng đối với chàng thanh niên luôn vượt khó này, anh luôn biết cách khống chế phân bón để khiến cây ra hoa nhiều, vào từng thời điểm theo ý muốn, đồng thời dùng thuốc theo định mức an toàn để kích thích đậu trái. Ngoài cung ứng sơ-ri cho chợ đầu mối Long Xuyên, Tuấn còn lên tận TP. Hồ Chí Minh học hỏi công nghệ làm rượu sơ-ri, rồi về tận dụng chiếc hầm “trốn quân dịch” do mẹ đào để ủ rượu. Bình quân cứ 3kg sơ-ri cho ra 1 lít rượu. Loại rượu này có vị ngọt nhẹ như rượu nho, lại mang mùi vị đặc thù của trái sơ-ri nên rất được du khách ưa chuộng. Đây là một trong những sản vật góp phần thu hút khách tham gia du lịch sinh thái, du lịch nông dân ở cù lao Ông Hổ.
Biết cách phát huy lợi thế
Châu Đốc đang chuẩn bị bước vào cao điểm mùa lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, vườn bưởi da xanh rộng 2 héc-ta của ông Trần Văn Phát (khóm Châu Long 6, phường Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc) cũng đắt như tôm tươi. Vườn bưởi ra được bao nhiêu trái, thương lái đều vào tận nơi thu gom hết. Nhiều người không khỏi trầm trồ khi 800 gốc bưởi da xanh cho thu hoạch đến hơn 32.000 trái/vụ nhưng ông Phát vẫn tiêu thụ ổn định với giá khoảng 40.000 đồng/kg, cho thu nhập cao hơn cả chục lần so với trồng lúa trên cùng diện tích. “Khu vực này trước đây vốn là ruộng lúa. Năm 2000, tôi bắt đầu cải tạo, chuyển đổi sang vườn cây ăn trái. Đầu tiên, tôi trồng bưởi Năm Roi. Tuy nhiên, thấy giống bưởi này khá phổ biến trên thị trường, đôi khi dội hàng, rớt giá nên tôi chuyển dần qua bưởi da xanh. Trên thị trường, bưởi da xanh sản lượng không nhiều nên luôn duy trì được giá cao. Tuy nhiên, để trồng được giống bưởi này trên vùng đất vốn không có lợi thế về cây ăn trái như Châu Đốc là không hề đơn giản. Mình phải dám chấp nhận thất bại, không ngừng cải tiến kỹ thuật thì mới trồng được” – ông Phát chia sẻ.
Ngoài giống bưởi da xanh Long Thạnh (TX. Tân Châu), nỗ lực của nông Trần Văn Phát đang mở ra triển vọng phát triển loại trái cây đặc sản, giá trị kinh tế cao này trên vùng đất An Giang. Ông Nguyễn Văn Bền, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP. Châu Đốc, cho biết, cùng với ông Phát, nhiều loại trái cây đặc sản đang được nông dân nơi đây cải tạo thành công, như: Sầu riêng cơm vàng, hạt lép của ông Phùng Văn Giàu (khóm Châu Long 8, phường Châu Phú B), cam xoàn của ông Đào Hòa Hưng (ấp Mỹ Thuận, xã Vĩnh Châu) và các giống xoài Thái, cát Hòa Lộc, xoài Đài Loan, ổi lê… Đây là một hướng đi phù hợp đối với thành phố lễ hội, thu hút hàng triệu lượt khách đến vía Bà, cúng chùa, tham quan thắng cảnh và du lịch sông nước như Châu Đốc.
Ở một địa điểm du lịch nổi tiếng khác là núi Cấm (Tịnh Biên), dù trong điều kiện nắng hạn, người dân trên đỉnh núi cao nhất dãy Thất Sơn vẫn không ngừng cải tạo, phát triển được giống bơ đặc thù, được khen là béo, ngon hơn bơ Đà Lạt. Đồng thời, nông dân đang mở rộng diện tích trồng dâu vàng, dâu xanh để du khách mua làm quà khi đến núi Cấm. “Những loại cây ăn trái trên núi Cấm được trồng tự nhiên nên nhiều người rất thích. Đặc biệt, giống bơ núi Cấm được rất nhiều người ưa chuộng, trồng ra bao nhiêu đều bán hết. Đây là một trong những yếu tố làm cho núi Cấm thêm thu hút và nâng thu nhập cho người dân trên núi” – Thượng tọa Thích Hoằng Xưng, Ban Quản trị chùa Vạn Linh (ngôi chùa nổi tiếng trên đỉnh núi Cấm), chia sẻ.
NHÓM PV KINH TẾ
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.