Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 08/06/2016
Ngày cập nhật:
10/6/2016
Những năm qua, bên cạnh những mô hình được ngành nông nghiệp chuyển giao, trong quá trình sản xuất, nhiều hội viên Hội Làm vườn (HLV) tỉnh có những đột phá mới, vận dụng kỹ thuật, những cách làm hay góp phần nâng cao giá trị nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhà vườn trồng mận Lai Vung sử dụng mùng lưới để tránh dịch ruồi đục trái
Mận là một trong những loại cây ăn trái được trồng phổ biến ở Đồng Tháp, những năm gần đây dịch ruồi đục trái khiến nông dân trồng mận bị thiệt hại rất nhiều. Để duy trì sản xuất, giải pháp tăng cường phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là cách được nhiều nhà vườn lựa chọn, nhất là vào mùa mưa, tuy nhiên cách làm này ảnh hưởng đến chất lượng trái mận, người tiêu dùng cũng e dè khi sử dụng. Trước tình hình đó, một số nhà vườn ở Lai Vung đã sáng tạo ra cách dùng mùng lưới để ngăn ruồi đục trái và đạt kết quả thành công ngoài mong đợi.
Anh Lê Ngọc Giàu - hội viên HLV xã Định Hòa, huyện Lai Vung, chia sẻ: “Khi điều kiện canh tác thay đổi, mình phải tìm cách làm mới để duy trì sản xuất. Giải pháp dùng thuốc hóa học để can thiệp không mang lại hiệu quả khi người tiêu dùng tỏ ra nghi ngại với sản phẩm mận. Giải pháp dùng mùng lưới là phương án khả thi nhất giúp nhà vườn trồng mận thoát khỏi dịch ruồi đục trái, cũng như củng cố lòng tin của người tiêu dùng. Tôi nghĩ rằng trong xu hướng hội nhập, trước khi nghĩ tới việc xuất khẩu thì cần làm ra sản phẩm chất lượng phục vụ cho thị trường trong nước trước đã”.
Anh Tống Văn Phong - hội viên HLV xã Vĩnh Thới, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất quýt đường ở xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung thì cho rằng: “Đất nước đang hội nhập với thế giới, nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng đang có nhiều thay đổi theo xu hướng hiện đại. Là nhà sản xuất, tôi nhận thấy mình cần phải thay đổi, nắm bắt xu hướng thị trường để có những điều chỉnh sản xuất kịp thời. Sản xuất theo hướng an toàn, tiến tới đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP là điều cần thiết”.
Để có những thay đổi tích cực trong nhận thức của người sản xuất, thời gian qua HLV tỉnh thường xuyên phối hợp với những đơn vị chuyên môn thực hiện công tác tuyên truyền; tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn, các khóa huấn luyện sản xuất trái cây theo hướng VietGAP một cách đều đặn và liên tục. Thông qua những chương trình này, bà con nhà vườn được các diễn giả, cơ quan chuyên môn hướng dẫn tường tận về kỹ thuật sản xuất theo hướng an toàn, VietGAP, GlobalGAP.
Ngoài ra, các thông tin về thị trường xuất khẩu trái cây, việc tham gia các Hiệp định thương mại của Việt Nam cũng được HLV thông tin cụ thể đến hội viên. Từ những hoạt động thiết thực của HLV tỉnh trong thời gian qua, nhận thức của bà con nhà vườn về sản xuất nông nghiệp theo hướng sạch - bền vững được cải thiện đáng kể. Diện tích vườn cây ăn trái trên địa bàn tỉnh được chứng nhận an toàn, VietGAP, GlobalGAP... ngày càng được mở rộng. Hiện nhiều mặt hàng trái cây của Đồng Tháp không những nhận được sự tin dùng của thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Theo thống kê của HLV tỉnh, đến nay toàn tỉnh có trên 500ha vườn cây ăn trái đã được cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn, VietGAP, GlobalGAP. Thời gian tới, con số này hứa hẹn nâng lên nhiều lần, bởi phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là định hướng lâu dài mà ngành nông nghiệp Đồng Tháp đang hướng tới.
Mặc dù đại bộ phận nông dân nhất là hội viên HLV tỉnh đang có những chuyển biến mạnh mẽ về sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, song để nông sản an toàn nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của người sản xuất và tiêu dùng thì vẫn cần sự nỗ lực hơn từ nhiều phía, nhất là các ngành chuyên môn.
Tiến sĩ Võ Mai - Phó Chủ tịch HLV Việt Nam nhận định: “Để các mặt hàng nông sản được chứng nhận VietGAP đến tay người tiêu dùng hiệu quả nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có nhãn mác được thiết kế riêng và đồng bộ trên toàn quốc dành cho các sản phẩm nông sản được chứng nhận đạt chuẩn VietGAP.
Đồng thời cũng cần có những quy chế, quy định về việc sử dụng loại nhãn mác này, nhằm tránh những trường hợp làm nhái hay giả mạo. Đây là cơ sở để người tiêu dùng kiểm soát được chất lượng thật sự những nông sản họ mua.
Ngoài ra, để chuỗi sản xuất nông sản an toàn phát triển bền vững, nông dân cần phát triển theo mô hình kinh tế hợp tác trong tổ chức hợp tác xã. Trong bối cảnh hội nhập, vấn đề về truy xuất nguồn gốc sản phẩm và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, không có cách nào khác là nông dân phải sản xuất theo quy trình an toàn, được chứng nhận theo hướng VietGAP”.
Minh Nhật
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.