Nguồn tin: Đài PT-TH Sóc Trăng, 10/06/2016
Ngày cập nhật:
14/6/2016
Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) có khoảng 250 ha trồng nhãn, đa số là giống nhãn da bò. Thời gian gần đây, do nhãn bị rớt giá và thất thu do bệnh chổi rồng gây hại, nên huyện Cù Lao Dung đã thử nghiệm mô hình ghép mô nhãn I-đo lên cây nhãn da bò, bước đầu cũng rất khả quan.
Mô hình ghép mô nhãn I-đo lên cây nhãn da bò ở Cù Lao Dung.
Việc cải tạo những vườn nhãn trên 20 năm tuổi và thay đổi giống cây trồng là một trong những mục tiêu tái cấu trúc nông nghiệp của huyện Cù Lao Dung. Anh Trần Văn Phục ở ấp Bình Du B, xã An Thạnh Nhì, Phó Giám đốc Hợp tác xã An Phú Hưng, là người đầu tiên trong huyện thực hiện mô hình ghép mô nhãn Edor (thường gọi là I-đo) lên cây nhãn da bò. Qua thử nghiệm thành công trên 50 cây nhãn, anh Phục đang áp dụng mở rộng ra 1 ha vườn nhãn của gia đình. Anh cho biết: “Do những năm gần đây nhãn da bò rớt giá, nên tôi cũng muốn tìm giống cây trồng mới thay cho diện tích vườn nhãn da bò của mình. Qua tìm hiểu và nghiên cứu, tôi thấy giống nhãn I-đo thịt dầy, khô ráo, bảo quản sau thu hoạch lâu hơn nhãn da bò, nên từ những gốc nhãn da bò có sẵn tôi thử trồng ghép giống nhãn I-đo vào. Qua theo dõi tôi thấy cây phát triển rất tốt và cho năng suất khá cao, nên tôi quyết định chuyển đổi giống cây trồng trên diện tích vườn của mình”.
Anh Phục cho biết, qua tham quan các vườn nhãn áp dụng kỹ thuật ghép mô nhãn I-đo lên cây nhãn da bò ở các tỉnh cho thấy, cây nhãn ghép sau 2 năm đã cho trái và tán lá sum xuê hơn, không bị bệnh chổi rồng. Còn nếu trồng mới cây nhãn I-đo thì phải mất 4 năm mới cho trái, nhưng tỉ lệ sống cũng rất thấp chỉ khoảng 60 % và kỹ thuật làm trái khá khó khăn. Ông Nguyễn Văn Đắc, Phó Phòng NN&PTNT huyện cho biết: “Ở huyện Cù Lao Dung diện tích trồng nhãn khá lớn, nhiều nhất là nhãn da bò, có những vườn cây trên 20 năm, năng suất đã kém, sinh nhiều dịch bệnh. Do đó, Ngành Nông nghiệp cũng có định hướng là sẽ chuyển đổi cây nhãn da bò sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy cây nhãn I-đo về chất lượng, năng suất đều vượt trội nhãn da bò, mà lại ít dịch bệnh. Từ đó chúng tôi vận động nhà vườn cải tạo lại diện tích vườn kém hiệu quả trồng ghép giống nhãn mới này. Qua một số hộ trồng thí điểm cho thấy giống nhãn này thích hợp với vùng đất Cù Lao Dung”.
Anh Trần Văn Phục là nông dân sản xuất giỏi của huyện, từ mô hình mới này sẽ là nơi nhà vườn đến tham quan, học hỏi, áp dụng vào sản xuất, giúp cây nhãn đạt giá trị cao hơn và tăng thu nhập cho nông hộ ./.
Tiến Sĩ
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.