Nguồn tin: Báo Công Thương, 16/06/2016
Ngày cập nhật:
17/6/2016
Hướng vải thiều xuất khẩu (XK) vào các thị trường khó tính là mục tiêu mà nhiều ngành chức năng, địa phương và doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực triển khai. Ngoài Mỹ, Úc và Pháp, hàng loạt thị trường khác trong khu vực đã ký cam kết nhập khẩu vải thiều Việt Nam.
Vải thiều Việt Nam bày bán tại sân bay quốc tế Bắc Kinh (Trung Quốc). Ảnh Diệu Trang
Xuất khẩu thành công sang Mỹ
Mới đây, lô vải thiều với khối lượng hơn 1 tấn được Công ty TNHH Ánh Dương Sao XK sang Mỹ thành công. Toàn bộ số vải thiều XK được mua ở các vùng gắn mã số sản xuất theo tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGap) tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Theo ông Phạm Ngọc Tú - Giám đốc Công ty Ánh Dương Sao, dự kiến, sau lô vải đầu tiên, doanh nghiệp xem xét thu mua thêm khoảng 20 tấn vải nữa để XK, với giá cao hơn giá thị trường từ khoảng 10% tại thời điểm mua.
"Năm 2015, doanh nghiệp đã xuất khẩu thành công 2 container vải thiều sang Mỹ. Năm nay, nhu cầu vải thiều tại Mỹ cao hơn bởi mùa vụ ở Mexico chậm hơn Việt Nam khoảng 2 tuần. Nhìn chung, thị trường Mỹ rất cạnh tranh", ông Phạm Ngọc Tú thông tin.
Tại Hải Dương, Công ty Chế biến nông lâm sản XK Thanh Hà đã ký hợp đồng XK hơn 500 tấn vải sang thị trường Hàn Quốc, Trung Đông, cao hơn năm trước 100 tấn. Năm nay, công ty mở rộng thị trường sang các nước châu Âu. Hiện tại, doanh nghiệp này đã ký được hợp đồng XK 100 tấn vải thiều sang Pháp.
Tín hiệu XK vải thiều tích cực của hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương cho thấy loại trái cây này của Việt Nam có thể khẳng định vị thế tại thị trường mới. Ông Robert Guillermo - Kiểm dịch viên với kinh nghiệm 42 năm kinh nghiệm làm việc tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) - đánh giá, vải thiều Việt Nam có chất lượng và mẫu mã vượt trội bởi quả to, đều, đẹp. Ông Trần Quang Tấn - Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang - chia sẻ: Trong bối cảnh phải cạnh tranh với vải có nguồn gốc từ Trung Quốc, Mexico, Nam Phi, Thái Lan, Madagasca… vải thiều Việt Nam bước đầu đã khẳng định được vị trí và chất lượng tại các thị trường như Mỹ và châu Âu. Theo đó, hạn chế tình trạng vải thiều trong nước bị phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, tránh bị ép giá.
Đẩy mạnh xuất khẩu
Bộ Công Thương đang tích cực chỉ đạo các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại các quốc gia, vùng lãnh thổ tăng cường tiếp xúc với doanh nghiệp cũng như cơ quan chức năng tại nước sở tại nhằm tìm kiếm cơ hội XK vải thiều nói riêng và các mặt hàng rau quả của Việt Nam nói chung.
Để đẩy mạnh XK vải thiều, theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cần nâng cao giá trị cạnh tranh của vải thiều XK. Việt Nam đã mất từ 5 đến 10 năm để mở được thị trường Mỹ, Úc nhưng việc mở được thị trường mới là khởi đầu, giữ được thị trường còn khó hơn nhiều. Vì vậy, đòi hỏi việc sản xuất, cung ứng sản phẩm phải ổn định và đạt chất lượng. Hiện Bộ Công Thương đang tập trung xây dựng đề án thí điểm về tổ chức canh tác, sản xuất và tiêu thụ quả vải theo chuỗi giá trị từ khâu tổ chức sản xuất đến chế biến, tiêu thụ…
Đồng quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Tổng giám đốc Công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC, đơn vị đầu mối triển khai đưa các ứng dụng công nghệ cao để hỗ trợ cho nhân dân vùng trồng vải - khẳng định: Vấn đề quan trọng để có giải pháp XK vải thiều Việt Nam ra thế giới chính là tiêu chuẩn, quy trình và công nghệ bảo quản quả vải tươi song song với việc marketing thị trường ra nước ngoài. Hy vọng trong 2-3 năm tới, vải thiều Việt Nam sẽ là một thương hiệu mà thế giới coi trọng và ít nhất khoảng 50% số vải của chúng ta trồng ra có thể XK được đi các nước trên thế giới.
Với những kết quả đạt được, vải thiều Việt Nam tự tin bước chân vào các thị trường khó tính trên thế giới, không lo phụ thuộc vào một thị trường nào, đồng thời mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm nông sản khác nếu đáp ứng yêu cầu khắt khe của đối tác.
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương):
Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và XK vải thiều; nghiên cứu đưa vải thiều và sản phẩm chế biến từ quả vải vào Chương trình Thương hiệu quốc gia.
Lan Anh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.