Nguồn tin: Báo An Giang, 24/06/2016
Ngày cập nhật:
26/6/2016
Vài năm gần đây, các khu vực vồ Đầu, vồ Bà, Rau Tần, ven suối Thanh Long… (An Giang) xuất hiện nhiều vườn cây ăn trái dựa vào khí hậu và lợi thế ở độ cao 400 – 500m. Cư dân sản xuất nhiều loại đặc sản (bơ, sầu riêng, quýt, cam, bưởi…) rất hấp dẫn người hành hương và du khách lên tham quan núi Cấm.
Khởi sự cây sầu riêng
Hồi mới trồng rừng phủ xanh đất trống và đồi núi trọc, du khách leo núi Cấm, rồi tạt ngang dốc Cao Đài Tự, ai cũng ngạc nhiên khi nhìn thấy cây sầu riêng sung túc. “Đó là miếng vườn của ông bảy Hòa, người đầu tiên lấy giống từ Bến Tre đem về trồng, hương vị đặc biệt, thơm ngon hơn đồng bằng. Dần dà, nhiều người mới trồng xen dưới tán rừng” – ông Nguyễn Văn Ngàn (vồ Thiên Tuế) nhớ lại. Đến năm 1995, ông Nguyễn Văn Chánh (vồ Thiên Tuế) lên Rau Tần lập vườn trồng sầu riêng và bây giờ phát triển 20 công, nào là sầu riêng, bơ xen cây sao, tre lấy măng.
Hơn 20 năm, cây sầu riêng định hình trên núi Cấm, ông Chánh kể, mùa thu hoạch có năm vầy năm khác, song hương vị nó không thay đổi. “Giá sầu riêng núi này lúc nào cũng cao hơn sầu riêng đồng bằng. Thế nhưng, người Chi Lăng và Tri Tôn vẫn ưa thích, tìm mua khi vô vụ bẻ trái” – ông Chánh cho biết. Vườn chuyên canh chỉ vài chủ, sản lượng ít, không sợ dội chợ hay ế hàng. Với kinh nghiệm lập vườn, ông Chánh thừa nhận, cây bị lão hóa, nếu được thay giống mới và đầu tư kỹ thuật, nhất định thương hiệu “Sầu riêng núi Cấm” không thua kém dưới đồng bằng. Ngay cả cây bơ sáp, bơ muỗng… cũng vậy.
Quýt trồng ở suối Thanh Long
Theo ông Phạm Việt Tân, Trưởng ban Nhân dân ấp Vồ Đầu, diện tích vườn và rẫy (gọi nôm na là đất thịt màu mỡ) ở đây chiếm tỉ lệ lớn so các ấp: Vồ Bà, Thiên Tuế, Rau Tần. Cây sầu riêng vườn nào cũng có trồng xen canh, nhưng vườn chuyên canh gần như không có. “Người lập vườn đồi, vườn rừng chọn nhiều loài cây. Điều quan trọng là phải lựa giống thích nghi khí hậu, thổ nhưỡng, vì nguồn nước tưới rất khan hiếm” – ông Tân nói. Mấy năm gần đây, mô hình lập vườn trồng quýt, cam, bưởi… bắt đầu rộ lên, khi các chủ rừng thấy thích hợp và hiệu quả thu nhập gia đình tốt.
Đa dạng các giống loài
Khác với anh Nguyễn Chí Thiện (vồ Rau Tần) trồng quýt hồng, anh Trần Văn Hùng (vồ Bà) chọn cây quýt đường để… không “đụng hàng”, vừa có được ưu thế hương vị và trọng lượng vượt trội cùng loại. Với 20 công đất vườn đồi, anh trồng 15 công quýt và 5 công cam, doanh thu khoảng 200 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí thu lợi nhuận 120 triệu đồng. “Khắc phục nhược điểm đồi đất dốc, cả nhà mới gom đá chất từng hộc, ngăn bậc thang để chống xói mòn, phủ cỏ cho bộ rễ cây quýt phát triển. Đúng 3 năm, quýt cho trái chiến lai rai, kết quả không uổng công” – anh Hùng phấn khởi.
Nằm ở khu vực dốc 4.000, 15 công quýt được anh Nguyễn Thanh Tùng (suối Thanh Long) xử lý ra hoa và thu hoạch trái vụ, nhờ đầu tư đường ống dẫn nước tưới thường xuyên. Song, 14 công cũng trồng quýt đường bên vồ Bà không có nước tưới mùa khô, đành đi theo thời tiết và thu hoạch ngay dịp Tết. “Xử lý cây quýt thu hoạch trái vụ thấy ham quá, ngặt một nỗi bên vồ Bà không có nguồn nước như ven suối Thanh Long, mình đành chấp nhận như những nhà vườn khác” – anh Tùng chia sẻ. Vườn quýt này thu hoạch trái năm đầu tiên, tăng trưởng cây và trái rất khả quan…
Tìm đến vườn anh Trần Văn Danh, 12 công quýt đường (giống Định Quán, Đồng Nai) lại lọt thỏm khu rừng Latina (núi Cấm). Vợ chồng anh khoe, quýt tiêu thụ về Hà Tiên và Phú Quốc, ngay cả việc bán qua Campuchia tại Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên – Phnom Den. “Giống quýt của tôi ghép trên gốc cây cam sành, cam mật. Nó hơi lạ hơn giống cùng loại là vậy, cho nên người tiêu dùng và bạn hàng rất thích” – anh Danh cho biết. Trên núi có 2 dạng sản xuất: Địa bàn trữ được nước sẽ tưới thường xuyên và thu hoạch trái vụ, nơi gặp khó khăn nguồn nước để cây ra bông tự nhiên và thu hoạch theo thời vụ.
“Theo thống kê, diện tích cây ăn quả có múi núi Cấm lên tới 150 héc-ta, tăng trong vòng 3 năm. Đây là tín hiệu đáng mừng, hình thành vườn đặc sản ở khu du lịch. Chúng tôi sẽ có giải pháp khuyến cáo kỹ thuật để nông dân đầu tư hiệu quả hơn” – ông Dương Ánh Đông, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật Tịnh Biên, nói.
TRỌNG ÂN
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.