Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 24/06/2016
Ngày cập nhật:
28/6/2016
Thu hoạch bưởi da xanh ở xã Phú Thuận, huyện Bình Đại. Ảnh: H.Vũ
Cây có múi được phân bố rộng trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Đặc biệt là vùng nhiễm lợ trung bình như huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc với các chủng loại phong phú như chanh giấy, cam, quýt, bưởi.
Nhóm cây này có thể chịu được mặn khoảng 3‰ trong điều kiện không tưới nước lên liếp, nhưng cây sẽ giảm sinh trưởng, phát triển và khả năng nuôi trái. Vì vậy, giải pháp ngăn mặn, trữ ngọt, hạn chế bốc thoát nước tự do trong vườn cây có múi trong mùa hạn mặn là rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc trồng mới cần chọn tổ hợp gốc ghép chịu mặn rất quan trọng. Mặt khác, việc sử dụng phân bón thích hợp sẽ làm tăng tính thích ứng của cây trồng, giúp kéo dài thời gian khai thác và gia tăng hiệu quả kinh tế.
Cải thiện hệ thống thủy lợi
Cần phải thiết lập hệ thống đê bao chung trong khu vực hoặc từng vườn nhằm đảm bảo chống ngập khi triều cường, ngăn mặn, trữ ngọt trong mùa khô. Đê bao phải đủ rộng và cao hơn mực nước cao nhất trong năm tối thiểu 0,3m, có gia cố hàng năm tùy theo diễn biến khí tượng thủy văn. Thiết lập hệ thống cống cấp thoát nước của vùng hoặc từng vườn với khẩu độ phù hợp. Nên có cống cấp và thoát nước riêng (nếu điều kiện cho phép) sẽ giúp sự luân chuyển nước tốt, chống sự tích tụ phèn, mặn trong vườn.
Bên trong cần nạo vét hệ thống mương vườn sao cho đủ sâu, rộng, kín nước (không bị rò rỉ bởi các lỗ mọi) để làm chức năng trữ ngọt, đủ nước tưới cho các tháng mặn cao điểm trong mùa khô. Chú ý đến việc lập các hồ chứa nước ở trung tâm vườn với trữ lượng chứa đáp ứng được nhu cầu nước của vườn trong các tháng khô nóng cao điểm. Theo dõi lúc nước ngọt ở các kỳ triều thấp (nước kém, gió chướng yếu) để bơm nước ngọt bổ sung vô hệ thống mương chứa, nhưng vẫn còn cách mặt liếp tối thiểu 0,6m để không làm thối rễ.
Dùng bạt phủ mặt mương, hồ chứa cũng giúp hạn chế mất nước do bốc thoát bề mặt đáng kể (khoảng 10 - 15 mm/ngày, tức khoảng 2m nước trong 6 tháng mùa khô, nếu hệ thống mương, hồ chứa không được cung cấp nước ngọt bổ sung). Thiết kế hệ thống lấy nước bổ sung ngoài đê bao để tận dụng lấy nước tưới cho vườn khi nước lợ dưới 2‰. Chú ý không tưới nước lên tán cây để tránh gây cháy lá, tưới với lượng nước đủ cung cấp cho cây và rửa được phèn mặn tích tụ trên mặt liếp. Trong vườn cần phủ liếp giữ ẩm trong mùa khô bằng các vật liệu có sẵn như các tàu dừa, cỏ khô, rơm rạ… hoặc màng phủ nông nghiệp. Sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước cũng giúp kéo dài thời gian cấp nước cho vườn bởi hệ thống trữ ngọt trong vườn.
Sử dụng gốc ghép bón phân hợp lý
Việc sử dụng cây ghép với gốc ghép chống chịu mặn là rất cần thiết. Các nghiên cứu bước đầu cho thấy các gốc ghép như bưởi bồng, bưởi đường hồng, bưởi bung và sảnh có khả năng chống chịu mặn ở nồng độ 8‰ trong thời gian 60 ngày. Trong đó, tổ hợp bưởi da xanh ghép trên gốc sảnh có sức sinh trưởng mạnh nhất.
Bổ sung một số loại phân bón và bón phân hợp lý sẽ giúp tăng tính chống chịu với hạn mặn; chủng loại, số lượng, cách bón cho cây có múi.
Phân chuyên dùng cho cây ăn trái của Công ty phân bón Bình Điền có công thức: AT.1 (NPK 18-12-8+TE); AT.2(NPK 7-17-12+TE); AT.3 (NPK 14-10-17+TE). Có thể sử dụng các loại phân khác có công thức và tính năng tương tự. Bón NPK trong năm phù hợp với giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, trừ giai đoạn hạn mặn thiếu nước ngọt để tưới.
Vôi Dolomite chứa khoảng 70% CaCO3 và 10% MgCO3 là 2 chất trung lượng cần thiết cho cây có múi, nên chia làm 2 lần bón (tháng 4 và tháng 9 dương lịch hàng năm), mỗi lần 50% lượng vôi, có tác dụng chống nứt trái, khử chua, giảm ngộ độc do phèn mặn.
Phân chuồng hoai bón toàn bộ một lần vào đầu mùa mưa.
Super Humic và phân hữu cơ đều có tác dụng cải thiện lý hóa tính của đất theo hướng tăng khả năng thông khí, cấp thoát nước, tăng khả năng giữ và điều tiết phân bón cho cây trồng; từ đó, tăng năng suất, chất lượng cho vườn. Bón Super Humic bằng cách trộn chung với các lần bón phân NPK trong năm.
Quan tâm dịch hại
- Nhện (đỏ, trắng, vàng) thường gây hại nặng trên lá và vỏ trái trong điều kiện khô nóng. Chúng tập trung chích hút ở bề mặt lá, vỏ trái làm cho trái bị da lu, da cám. Có thể phun thuốc trừ nhện như Abamectin, Kumulus, Alfamite, dầu khoáng kết hợp với chất bám dính phun kỹ cả 2 mặt lá, phun làm 2 lần cách nhau một tuần. Nuôi kiến vàng trong vườn cũng góp phần diệt nhện.
- Bọ trĩ thường gây hại nặng các đợt hoa trái non trong mùa nắng. Phun dầu khoáng, Penalty, Actara vào lúc cây ra hoa 2 lần cách nhau 5 ngày trước và sau khi trổ rộ có tác dụng phòng trị tốt.
- Rệp dính chích hút làm cho vỏ, thân, cành bị khô nứt. Phòng trị bằng các thuốc trừ rệp như Penalty, Yamida. Có thể hỗn hợp với thuốc trừ nhện để giảm công phun thuốc. Có thể pha nước rửa chén 3‰ để lau lên vùng vỏ, thân, cành bị rệp gây hại cũng có tác dụng phòng trị tốt.
- Bệnh xì mủ thân cành do nấm Phytophthora sp. gây ra. Bệnh gây hại nặng trong mùa nắng nếu không được chủ động phòng trị. Việc cạo sạch các vết bệnh vừa xuất hiện rồi thoa thuốc Aliette hoặc Mataxyl làm 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày, pha đậm đặc theo hướng dẫn trên bao bì thường đạt hiệu quả trị bệnh cao.
- Sâu đục trái thường gây nặng trong các tháng khô, nóng cao điểm. Phòng trị bằng cách tiêu hủy các trái bị nhiễm sâu trong nước vôi 1%; phun thuốc trừ sâu lúc trái còn nhỏ, sau đó bao trái bằng lưới mùng ni-lon, định kỳ khoảng 1,5 tháng phun thuốc trừ rầy, rệp một lần lên các bao trái để chống tái nhiễm.
Lưu ý khi chăm sóc
Trước khi mặn xâm nhập, cần chủ động tích ngọt trong hệ thống mương chứa, tích cực phủ gốc giữ ẩm và tưới đủ ẩm; kết hợp bón vôi và phân thúc cho vườn.
Khi hạn mặn xảy ra, cần củng cố hệ thống phủ liếp giữ ẩm, tưới nước ngọt đã dự trữ cho cây với hệ thống tưới tiết kiệm nước, khoảng cách giữa 2 lần tưới khoảng 5 - 7 ngày. Nếu nước dự trữ còn nhiều thì kết hợp bón phân thúc theo lịch dự kiến. Điều chỉnh số trái trên cây phù hợp với điều kiện thời tiết thực tế, tránh để trái quá nhiều trong điều kiện cấp nước có hạn sẽ làm cây kiệt sức, dễ bị chết sau hạn mặn.
Khi kết thúc thời kỳ hạn mặn, cần bón phân có nhiều lân, acid humic như phân hữu cơ các loại, Super Humic, DAP hoặc Super lân, vôi Dolomite để giảm thiểu độc chất do phèn, mặn, kích thích cây ra rễ mới phục hồi sinh trưởng. Sau khi cây ra tược non được khoảng 3 - 4 tuần và có mưa đầu mùa ổn định thì tiến hành chăm sóc bón phân bình thường trở lại.
N.Dũng
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.