Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 28/06/2016
Ngày cập nhật:
29/6/2016
Mưa nắng thất thường làm cho bệnh đốm nâu tái bùng phát và đang gia tăng mạnh về diện tích nhiễm cũng như mức độ gây hại tại các vùng trồng thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 30 ha thanh long bị nhiễm bệnh nặng. Các địa phương có diện tích nhiễm bệnh nhiều nhất là Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Bắc Bình.
Theo số liệu mới nhất của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, tính đến ngày 21/6, toàn tỉnh có 2.035 ha thanh long nhiễm bệnh đốm nâu. Trong đó, có 1.669 ha nhiễm nhẹ (tỷ lệ bệnh từ 5 - 10%), 336 ha nhiễm trung bình (tỷ lệ bệnh từ 10 - 20%), 30 ha nhiễm nặng (tỷ lệ bệnh từ 20 - 50%). Trong đó, huyện Hàm Thuận Bắc 1.019 ha, Hàm Thuận Nam 844 ha, Bắc Bình 123 ha, so với tuần trước diện tích bệnh đã tăng 1.253 ha.
Tại huyện Hàm Thuận Nam, diện tích thanh long nhiễm bệnh đốm nâu tăng đáng kể. Ông Phạm Văn Phụng, Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hàm Thuận Nam cho hay: “Dự kiến hết tháng 6, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu trên địa bàn huyện có thể tăng đến 2.000 ha. Đốm nâu xuất hiện, lây lan theo từng vùng, khu vực. Tập trung chủ yếu ở các xã Hàm Minh, Hàm Thạnh, Hàm Mỹ. Để ngăn chặn mầm bệnh, từ đầu mùa khô trạm thường xuyên cử cán bộ hướng dẫn nông dân các biện pháp cắt, tỉa tiêu hủy cành bệnh theo đúng quy trình sửa đổi của Cục Bảo vệ thực vật. Phối hợp với các công ty bảo vệ thực vật tổ chức hội thảo lồng ghép phổ biến quy trình kỹ thuật phòng bệnh”. Nông dân Nguyễn Văn Toàn ngụ ở xã Hàm Thạnh (Hàm Thuận Nam) đã hơn 10 năm canh tác gần 2.000 trụ thanh long cho biết: “Cứ đến mùa mưa là bệnh đốm nâu lây lan nhanh, vườn nào nhiễm bệnh đốm nâu ở mức nhẹ thì khoảng 30%, có vườn bị nặng lên đến 50%. Những trái bị nhiễm đốm nâu là thương lái loại bỏ hoặc mua với giá thấp”.
Theo kinh nghiệm lâu năm một số nhà vườn trồng thanh long, để ngăn chặn triệt để mầm bệnh, tất cả các nhà vườn cần tuân thủ đúng quy trình cắt, tỉa, tiêu hủy cành bệnh theo đúng quy định. Bởi nếu trong khu vực trồng thanh long vườn tuân thủ, vườn không thì không thể tiêu diệt mầm bệnh. Ông Phụng cho biết thêm: “Khó khăn trong công tác phòng chống bệnh đốm nâu là người dân còn chủ quan, lơ là phòng bệnh vào mùa khô. Việc cắt, tỉa cành bệnh không tiến hành đồng loạt, nên hiệu quả chưa cao”. Hàm Thuận Bắc là một trong những địa phương có diện tích nhiễm bệnh đốm nâu cao nhất tỉnh với 1.019 ha. Anh Đặng Ngọc Lý - cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hàm Thuận Bắc cho hay: “Trạm Bảo vệ thực vật huyện luôn theo dõi sát tình hình bệnh. Phổ biến những khuyến cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh về công tác phòng bệnh đến người dân. Đối với một số hộ dân cắt tỉa cành, tiêu hủy cành, hoa, trái bị bệnh tập trung chưa đúng nơi quy định. Trạm đã lồng ghép trong các cuộc họp thôn, khu phố nhắc nhở thêm. Tuy nhiên, để tiêu ngăn chặn bệnh lây lan cần sự tự giác người dân”.
Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, bệnh đốm nâu hiện chưa có thuốc đặc trị. Biện pháp hữu hiệu nhất trong phòng bệnh vẫn là biện pháp canh tác. Ông Phạm Hữu Thủ - Trưởng phòng Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh) nhấn mạnh: “Theo quy luật, vào mùa mưa độ ẩm tăng cao, bệnh đốm nâu sẽ lây lan nhanh. Để chủ động phòng, tiêu diệt bệnh, sở đã có văn bản yêu cầu Chi cục Bảo vệ thực vật đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phòng chống bệnh đốm nâu. Người dân cần lưu ý, thời tiết có mưa phải thường xuyên thăm vườn, phát hiện bệnh đốm nâu sớm để phòng trừ kịp thời khi bệnh mới chớm xuất hiện. Không nên bón phân có chứa nhiều đạm dễ kích thích mọc chồi non vào mùa mưa, tăng mức độ nhiễm cho vườn”.
Thanh Duyên
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.