Nguồn tin: Báo Lào Cai, 03/07/2016
Ngày cập nhật:
5/7/2016
Vụ sản xuất 2016, 77ha lê VH6 (lê Tai nung) tại xã Tả Phời, thành phố Lào Cai tiếp tục mất mùa. Khi tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy vấn đề phát triển cây lê VH6 đang có một số bất cập cần sớm được khắc phục.
Cây lê VH6 tại xã Hoàng Thu Phố (Bắc Hà) được mùa, nhưng chất lượng quả thấp vì không được tỉa bớt và bọc quả.
Thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả ôn đới, ngành nông nghiệp Lào Cai đã khảo nghiệm nhiều loại giống cây trồng để tìm loại phù hợp với điều kiện của tỉnh và một trong những cây nổi bật là lê VH6. Năm 2002, đoàn công tác của tỉnh Lào Cai khi đến Đài Loan (Trung Quốc) công tác đã thu thập và mang về giống lê này, rồi giao cho Trung tâm Giống nông - lâm nghiệp tỉnh trồng khảo nghiệm. Việc khảo nghiệm đã tiến hành từ năm 2002 đến năm 2010 và khảo nghiệm sản xuất từ năm 2005 tại huyện Sa Pa, huyện Bắc Hà, một số xã vùng cao thuộc huyện Bát Xát và thành phố Lào Cai. Lý do cây lê VH6 được chọn để phát triển sản xuất trên phạm vi rộng (Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa, Bát Xát và thành phố Lào Cai) là có khả năng thích ứng sinh trưởng với điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng. Ở độ tuổi thu hoạch tốt (sau 5 năm) đạt 40 - 50 kg quả/cây, năng suất khoảng 15 - 20 tấn/mô hình khảo nghiệm, ở mức độ sản xuất phổ biến khoảng 10 - 12 tấn/ha. Quả lê VH6 tại Lào Cai được đánh giá có lượng đường, vitamin C cao, hàm lượng a xít thấp, quả có màu xanh vàng, hình thức đẹp. Nếu tính giá trung bình 30.000 đồng/kg như thời gian vừa qua, thì cây lê VH6 cho giá trị từ 300 - 360 triệu đồng/ha/năm. Trong khi đó, chi phí đầu tư trực tiếp (chưa kể nhân công) cho mỗi ha lê VH6 tại thành phố Lào Cai là 14 triệu đồng/ha. Cây lê VH6 đang được Trung tâm Giống nông - lâm nghiệp tỉnh nhân giống bằng biện pháp ghép mắt với cây mắc coọc (một loại lê bản địa) nên chỉ đến năm thứ 3 đã cho quả rộ. Sau gần 15 năm có mặt tại Lào Cai, cây lê VH6 có nhiều triển vọng, nhất là góc độ sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, để chương trình phát triển cây ăn quả ôn đới nói chung, sản xuất lê VH6 nói riêng đạt kết quả như mong đợi, cần khắc phục một số hạn chế mà ngành nông nghiệp và các địa phương đang gặp phải.
Từ năm 2009 - 2013, Nhà nước đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để trồng 77 ha lê VH6 tại thôn Phìn Hồ và Phìn Hồ Thầu, xã Tả Phời (số tiền này chủ yếu để mua cây giống, phân bón, nguyên liệu phụ trợ). Năm 2014, cũng là thời điểm lê VH6 trồng năm 2009 và năm 2010 tại xã Tả Phời cho ra quả rộ, sản lượng trong năm này đạt khoảng 200 kg. Do sản lượng thấp, nên giá bán lê VH6 trong năm này khá cao, từ 25.000 - 45.000 đồng/kg, khiến người trồng lê phấn khởi. Nhưng đến năm 2015 và vụ quả năm 2016, lê VH6 tại Phìn Hồ và Phìn Hồ Thầu nối nhau mất mùa, người sản xuất ngẩn ngơ, cơ quan chuyên môn không khỏi lúng túng. Là cây du nhập, nên cho đến thời điểm này, lý do thuyết phục nhất vẫn là nhiệt độ thấp và độ ẩm cao (sương mù) trong thời gian lê VH6 trổ hoa, khiến bao phấn không thể bung ra (hoa lê VH6 thuộc hàng lưỡng tính) để tự thụ phấn. Về mặt địa hình, thôn Phìn Hồ và Phìn Hồ Thầu, xã Tả Phời nằm trong thung lũng, nên có thời điểm, sương mù dày đặc cả tuần và kéo dài suốt ngày, đêm. Tuy nhiên, hiện mới là giả thiết, còn các luận cứ có tính khoa học, kỹ thuật vẫn đang được cơ quan chuyên môn tiếp tục theo dõi và tổng kết.
Khác với thành phố Lào Cai, lê VH6 tại các huyện năm nay được mùa và không có sâu, bệnh hại. Tuy nhiên, ghi nhận của phóng viên là đến nay cơ quan quản lý chưa có rà soát chính xác về diện tích hiện còn so với diện tích lê VH6 đã trồng làm cơ sở phát triển. Tại xã Hoàng Thu Phố (Bắc Hà), ông Tráng Seo Pao, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, cây lê VH6 phát triển tại địa bàn vào năm 2012 với hơn 21 ha, nhưng đến nay chỉ còn khoảng 8 ha. Tuy nhiên, báo cáo chuyên ngành hiện vẫn như diện tích ban đầu khi lập dự án. Nguyên nhân khiến quá nửa diện tích lê VH6 tại xã Hoàng Thu Phố bị chết được cho là thời tiết nắng nóng và không được người trồng chăm sóc đúng kỹ thuật. Hầu hết diện tích lê VH6 còn lại đang phát triển tự nhiên, thiếu sự can thiệp cần thiết là vít cành, tỉa bớt quả. Điều này khiến quả lê nhỏ, ảnh hưởng đến năng suất của những vụ lê sau.
Còn tại xã Tả Phời, dù năm lê VH6 đạt giá cao nhất, người trồng cũng không thực hiện đúng kỹ thuật theo hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp. Thậm chí, địa phương đã phải huy động các đoàn viên tới giúp người dân vít cành, làm cỏ. Lê VH6 có đặc điểm là vỏ mỏng, hàm lượng đường cao, nên cần bọc quả bằng túi chuyên dụng để tránh côn trùng gây hại, song người dân nhiều nơi vẫn trông chờ, ỷ lại vào các dự án và địa phương cấp phát, dù chi phí mua túi không lớn so với giá trị quả lê.
Theo định hướng, đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 2.000 ha cây ăn quả ôn đới, trong đó sẽ ứng dụng sản xuất công nghệ cao trên cây lê VH6. Mục tiêu sẽ khó đạt kết quả cao khi có những tồn tại hạn chế trong phát triển cây lê VH6 như hiện nay.
CAO CƯỜNG
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.