Nguồn tin: Báo Nghệ An, 11/07/2016
Ngày cập nhật:
12/7/2016
Xã ven đô Nghi Diên (Nghi Lộc, Nghệ An) có nghề buôn chanh phát triển từ hàng chục năm nay, mang lại thu nhập chính cho hàng trăm lao động trong và ngoài huyện.
Anh Nguyễn Đức Minh xóm 1 xã Nghi Diên - một trong những hộ có thâm niên trong nghề cho biết: gia đình anh đã theo nghề trên 12 năm. Lợi thế nhà ở gần đường, có mối tiêu thụ chanh ở Hà Nội, do đó, anh mở đại lý chuyên thu mua chanh. Trung bình mỗi ngày gia đình anh thu mua 10 tấn chanh.
Với giá mua vào trung bình 9.500 đồng/1kg và đưa ra Hà Nội bán cho các đại lý với giá 11.500 đồng/1kg. Mỗi kg chanh cho lãi 2 ngàn đồng. Sau khi trừ chi phí vận chuyển, nhân công và các chi phí khác, gia đình anh còn lãi ròng xấp xỉ 2 triệu đồng/ngày.
Thương lái nhiều nơi đưa chanh về nhập tại Nghi Diên (Nghi Lộc).
Các lái buôn phân loại chanh trước khi đóng thùng.
Nguồn chanh được các buôn lái khắp nơi trong và ngoài huyện như Nam Đàn, Hưng Nguyên, Hà Tĩnh đổ về.
Chanh xứ Nghệ được khách hàng Hà Nội ưa chuộng.
Để quả chanh ra đến Hà Nội vẫn còn tươi, ngon, trước khi đóng thùng gia đình phải tuyển chọn rất kỹ để loại bỏ những quả sần, khô. Nhờ nắm được quy trình, kỹ thuật chọn và làm tươi sản phẩm nên đầu ra rất ổn định.
Người dân từ Hà Tĩnh ra nhập chanh cho các đại lý tại Nghi Diên.
Hiện trên địa bàn xã Nghi Diên có 14 đại lý chuyên thu mua chanh để đưa ra Hà Nội và Hải Phòng tiêu thụ. Thời gian thu mua được rải đều trong năm. Tuy nhiên, vụ mùa chính diễn ra từ tháng 6 đến tháng 12 dương lịch. Trung bình mỗi ngày làng thu mua chanh ở Nghi Diên tiêu thụ khoảng 140 tấn chanh tươi.
1 kg chanh mua về với giá 9.500 đ/kg
Thông qua các đại lý này mà hàng năm đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Chanh ở đây được thu mua và vận chuyển đi trong ngày. Do đó, không kể trời nắng gắt mà cứ đến 12 giờ trưa các buôn lái khắp nơi đổ hàng về cho các đại lý để kịp tuyển chọn phân loại chanh trước khi đóng thùng đưa ra Hà Nội.
Mỗi ngày tiêu thụ hết trên 140 tấn chanh.
Mỗi ngày có khoảng 300 thương lái đưa chanh đến nhập tại các điểm thu mua chanh ở Nghi Diên. Ông Nguyễn Nam ở xã Sơn Trường, huyện Vũ Quang, (Hà Tĩnh) cho biết: “Mặc dù đường xa nhưng tôi rất thích ra đây nhập chanh cho đại lý ở Nghi Diên, bởi vì ở đây thu mua thường xuyên và giá cả ổn định, do đó, mấy năm nay cứ đến mùa chanh là tôi đi hái trong làng đưa ra đây để nhập. Mỗi chuyến tôi chở từ 4,5 – 5 tạ. Sau khi trừ chi phí mỗi chuyến tôi còn lãi 400 ngàn đồng”.
Trước khi đóng hàng anh Minh chủ đại lý phân loại chanh.
Theo ông Xuân, nghề buôn chanh được coi là nghề phụ, nhưng lại là nghề thu nhập chính cho gia đình ông cũng như nhiều hộ dân khác trong làng; nhiều nhà nuôi được con cái ăn học, trưởng thành cũng từ quả chanh.
Thu Hiền
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.