Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 15/07/2016
Ngày cập nhật:
16/7/2016
Đà Lạt là một trong những vùng thổ nhưỡng thích hợp để nhập nội nhiều loại trái cây có giá trị cao về dinh dưỡng và kinh tế. Một trong những loại trái cây có nguồn gốc Nam Mỹ vừa được trồng thành công, ra hoa kết trái trên mảnh đất xứ núi với hy vọng sẽ bám rễ lâu dài, phát triển và mang lại thêm một thương hiệu trái cây đặc sản cho Đà Lạt, đó là dưa Pepino.
Vườn Pepino của anh Định
Anh Nguyễn Định, người đầu tiên tại Đà Lạt trồng dưa Pepino với số lượng lớn, thu trái cung cấp cho thị trường đang đón khách tham quan tại vườn dưa của anh tại đường vòng Lâm Viên, phường 8, Đà Lạt. Vốn là kỹ sư nông nghiệp, anh Định thường xuyên tìm hiểu xem có loại giống cây mới, lạ, có giá trị kinh tế để thử nghiệm trên đất vườn. Và tình cờ, anh đã gặp giống dưa Pepino, một giống dưa có nguồn gốc Nam Mỹ xa xôi. Anh Định cho biết: “Tôi nhập dưa Pepino từ Nhật Bản nhưng đây là giống dưa có nguồn gốc Nam Mỹ. Với thổ nhưỡng và khí hậu Đà Lạt, tôi nhận thấy dưa Pepino rất thích hợp và có thể phát triển rộng rãi. Đây là giống trái cây rất có giá trị về mặt dinh dưỡng và rất có tiềm năng tại thị trường trái cây trong nước”.
Trước khi xuống giống, anh Định đã nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của dưa Pepino. Anh bảo, ở nước ngoài, dưa này được coi là “siêu trái cây” với mùi thơm được hòa trộn từ 6 loại trái cây khác. Lượng đường trong dưa Pepino thấp, các vitamin rất dồi dào, lượng nước và xơ cao nên thích hợp cho người bị bệnh tiểu đường, bệnh gan, giảm huyết áp và đột qụy. Người thực hiện chế độ ăn kiêng giảm calories cũng nên chọn dưa Pepino vào thực đơn do lượng calo thấp nhưng dinh dưỡng cao, đảm bảo sức khỏe. Mời khách một miếng dưa Pepino, bóc lớp vỏ lụa bên ngoài, trái dưa gần như đặc ruột hoàn toàn với vị ngọt nhẹ và hương thơm ngọt ngào.
Anh Nguyễn Định cho biết, anh đã nhân giống và sản xuất thành công hàng vạn cây con. Anh cung cấp cây dưa Pepino con với giá rất thấp, 5 ngàn đồng/cây để bà con dễ tiếp cận. Anh cho hay, dưa Pepino rất dễ trồng, cây ít bệnh, có thể trồng ven hàng rào, ven các nhà lưới, nhà kính, cây vẫn sống và ra trái tốt. Sau khi xuống giống 4 tháng, cây sẽ cho trái bói và tùy mức độ chăm sóc, có thể thu hoạch từ 2 - 3 năm. Cũng theo anh Nguyễn Định, qua quá trình nghiên cứu và trồng thử nghiệm giống dưa Pepino cho thấy, giống dưa này khá phù hợp với khí hậu của Đà Lạt, cho năng suất cao khi trồng trong nhà kính theo phương pháp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tưới qua hệ thống nhỏ giọt. Trên luống dưa Pepino, anh Định trồng xen kẽ thêm ngò tây, một loại cây tiết ra chất tinh dầu cao, có khả năng xua đuổi các loại côn trùng gây bất lợi cho dưa để hạn chế mầm bệnh. Điều đáng lưu ý khi chăm sóc giống cây này phải thường xuyên cắt tỉa cành non và trừ nhện đỏ. Khi cây lên cao, dùng dây cố định để cây không bị nghiêng, gãy đổ.
Chị Lê Thị Thu Hồng vừa mở một trang trại lớn tại khu dốc Đường Tình, xã Đạ Sar, Lạc Dương vừa xuống giống vài trăm cây Pepino dọc theo các hàng rào bằng lưới B40 trong trang trại. Chị Hồng cho biết, vì dưa Pepino có trái rất đẹp, trồng ven hàng rào khi cây ra trái sẽ là cảnh đẹp, mời gọi du khách tới tham quan. Anh Nguyễn Định vừa cung cấp giống, vừa tư vấn kỹ thuật trồng cho chị và sau khoảng 3 tháng, vườn dưa nhà chị sẽ ra trái, sẵn sàng đón khách du lịch vào tham quan ngay tại vườn.
Hiện tại, một kg trái Pepino được bán với giá 50 ngàn đồng, thị trường chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tuy nhiên, anh Nguyễn Định chia sẻ, mục tiêu của anh là đưa dưa Pepino trở thành một loại trái phổ thông, phổ biến như trái dâu tây. Anh nói: “Hiện tại sản lượng dưa Pepino còn ít do chưa nhiều người trồng. Khoảng 3 tháng nữa, khi những nông hộ khác cho thu hoạch, sản lượng sẽ tăng lên và giá sẽ giảm nhiệt, người tiêu dùng sẽ dễ dàng tiếp cận với dưa Pepino hơn. Tôi đang gắng phát triển dưa Pepino với mục tiêu khi nhắc tới Đà Lạt, người tiêu dùng sẽ nhớ tới dưa Pepino và khi nghĩ tới dưa Pepino, mọi người sẽ nghĩ tới Đà Lạt, tương tự như trái dâu tây. Một loại trái cây ngon, dinh dưỡng tốt sẽ trở nên phổ biến với người tiêu dùng Việt”.
Ngoài dưa Pepino, hiện Đà Lạt đang trồng khảo nghiệm một số loài cây ăn trái đặc sản khác bắt đầu cho kết quả như trái sung Mỹ (vả Ai Cập), cây kỳ diệu. Trái sung Mỹ đã được cung cấp trên thị trường qua đường nhập khẩu. Riêng trái kỳ diệu do Tiến sỹ Phạm S mang về từ Anh và đã trồng khảo nghiệm thành công. Tiến sỹ Phạm S cho biết, trái kỳ diệu có hình thức giống trái mác mác nhưng màu sắc và hương vị thịt quả giống với dâu tây, có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Thời gian sắp tới, ông sẽ phổ biến giống cây này cho nông dân trồng xen trong vườn, tang thu nhập và cung cấp cho thị trường một giống trái cây mới.
Diệp Quỳnh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.