Nguồn tin: Báo Bình Phước, 16/07/2016
Ngày cập nhật:
19/7/2016
Do một phần diện tích đất của gia đình dưới đường điện 210kV không thể trồng cây cao su, cộng với gần 2 ha cao su chuẩn bị thanh lý nên ông Phạm Tấn Việt ở ấp Hiếu Cảm, thị trấn Chơn Thành (Chơn Thành, Bình Phước) đã chuyển đổi cây trồng phù hợp và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2013, giá cao su bắt đầu giảm, trong khi một số cây khác có giá trị kinh tế cao nên ông chuyển sang trồng thanh long. Ông đã đi học hỏi kinh nghiệm ở tỉnh Bình Dương, năm 2014, ông về đầu tư hơn 1 tỷ đồng trồng thanh long ruột đỏ trên 2,2ha.
Ông Việt chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc thanh long ruột đỏ
“Trồng thanh long không thảnh thơi như các loại cây khác, hằng ngày phải thăm nom cây, phát hiện nhánh nào bị bệnh là cắt bỏ liền, chứ không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch là 14 tháng. Thanh long có thể cho trái quanh năm, vụ chính từ tháng 4 đến tháng 9, còn từ tháng 10 đến tháng 3 sẽ cho thu hoạch trái mùa” - ông Việt nói. 2.000 cây thanh long của gia đình ông cho thu hoạch vụ đầu được 1,5 tấn vào năm 2015. Thời điểm này đang thu hoạch vụ thứ hai, chỉ tính riêng trong tháng 6-2016, ông đã thu được 2,4 tấn, giá bán dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/kg. Tuy mẫu mã không đẹp nhưng trái chắc, thơm, ngọt nên thanh long nhà ông không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Với mục đích trồng thanh long để xuất khẩu, ông Việt đã chọn giống thanh long ruột đỏ H14 để trồng, bởi loại này ruột chắc hơn thanh long ruột đỏ H12, H13 (ruột mềm). Kỹ thuật trồng khá dễ, cọc đổ trụ xi măng dài 2m, chôn xuống đất 0,5m. Cọc cách cọc từ 3 - 3,5m, mỗi cọc trồng 4 dây thanh long. Trung bình đầu tư ban đầu, mỗi cọc gồm cả giống từ 150 - 170 ngàn đồng. “Qua 2 năm thu hoạch, dù đã loại bỏ hoa và trái khá nhiều để dưỡng cây nhưng vườn thanh long vẫn cho nguồn thu tương đối. Với đà này, chỉ trong vòng 3 năm nữa, tôi sẽ thu hồi được vốn. Sắp tới, tôi đầu tư bình điện và hệ thống đèn chiếu sáng để làm trái vụ (mùa khô), bán được giá cao hơn; đồng thời áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng để xuất khẩu, đem lại giá trị kinh tế cao” - ông Việt cho biết.
Nhật Hạ
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.