Nguồn tin: Báo Bắc Kạn, 18/07/2016
Ngày cập nhật:
24/7/2016
Thăm cơ ngơi khang trang với vườn thanh long ruột đỏ đang đến mùa chín rộ của gia đình ông Hoàng Minh Thân, ở tổ 12, thị trấn Bằng Lũng (Chợ Đồn, Bắc Kạn), được nghe kể về quá trình phát triển kinh tế gia đình, chúng tôi mới thấy để có được “trái ngọt” như ngày hôm nay với ông không hề đơn giản.
Vườn thanh long ruột đỏ của gia đình ông Hoàng Minh Thân đang vào vụ thu hoạch.
Vừa dẫn chúng tôi đi thăm vườn thanh long đang đến vụ thu hoạch của gia đình, ông Hoàng Minh Thân vừa chia sẻ: “Sau 4 năm vất vả tìm hiểu kinh nghiệm trồng thanh long ruột đỏ, tôi mong muốn và quyết tâm đưa cây thanh long trở thành cây có giá trị kinh tế cao. Khi đó, việc trồng cây thanh long còn khá lạ lẫm đối với người dân trong vùng, kể cả thói quen của người dân khi dùng loại quả này cũng rất hạn chế".
Năm 2012, ông Hoàng Minh Thân đầu tư gần 30 triệu đồng làm trụ bê tông để làm giá đỡ cho cây thanh long và kéo điện, dẫn nước về vườn. Quả thật như người xưa nói “vạn sự khởi đầu nan”, ban đầu ông đã chọn nhân giống thanh long ruột đỏ của Đài Loan, nhưng không thành công. Vì loại giống này không phù hợp với thổ nhưỡng và thời tiết tại Chợ Đồn nên trong thời gian sinh trưởng và phát triển quả rụng nhiều;khi thu hoạch quả lại cho chất lượng thấp. Không nản chí, ông lại tiếp tục tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc, các loại giống tốt cho hiệu quả cao qua sách, báo, qua mạng Internet và quan trọng hơn là tự mình thực tế trồng để tìm ra được loại giống tốt nhất, phù hợp nhất với loại đất của địa phương...
Ông Hoàng Minh Thân thu hoạch thanh long ruột đỏ.
Đến nay gia đình ông đã có vườn thanh long ruột đỏ với số lượng trên 450 gốc, trong đó có trên 200 gốc đã cho thu hoạch ổn định. Thanh Long ruột đỏ bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 6 và cứ khoảng 15 ngày lại cho thu hoạch một đợt. Mỗi gốc thanh long cho thu hoạch từ 5 - 6 đợt quả. Tính ra, kết thúc vụ thu hoạch năm 2015 gia đình ông Thân có thu nhập trên 200 triệu đồng từ cây trồng này.
Khi được hỏi về cách trồng và chăm sóc thanh long ruột đỏ, ông Thân vui vẻ cho biết: "Khi bắt đầu trồng, phải làm trụ bê tông cao từ 1m8 đến 2m, cạnh vuông 12 – 15cm, trụ được chôn sâu 30cm và tiến hành làm mô. Mỗi trụ cách nhau 3m. Qua thời gian trồng và chăm sóc cho thấy, thanh long ruột đỏ là cây chịu hạn tốt, thích nghi với đất pha cát, đất ruộng 1 vụ, lại ít sâu bệnh, không mất nhiều công chăm sóc, chỉ cần phủ rơm rạ để giữ ẩm và bổ sung thêm phân chuồng là cây phát triển tốt. Nguồn phân bón chủ yếu là phân hữu cơ, mỗi năm chỉ bón hai lần (bón thúc mầm và bón thúc quả), sau khi trồng cần trừ cỏ, tránh phun thuốc vào cây và xung quanh rễ. Để thanh long mau lớn và đạt sản lượng cao phải che đậy cẩn thận để giữ cho rễ không bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, do úng nước… Đồng thời, cắt bỏ những cành cây không thể mọc mầm và ra quả, mỗi cành chỉ nên để 3 - 4 quả”.
Thực tế cho thấy, so với những cây trồng khác, trồng thanh long ruột đỏ cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Đây là cây trồng lâu năm, khoảng 20 - 25 năm sau mới phải trồng lại. Đặc biệt, sau khi trồng một năm, thanh long đã cho quả với nhiều đợt trên năm. Từ năm thứ 2 trở đi năng suất quả cao gấp đôi năm thứ nhất. Lúc đầu khi thấy gia đình ông Hoàng Minh Thân trồng thanh long ruột đỏ, nhiều người dân xung quanh nghĩ sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế và không tiêu thụ được. Nhưng với lòng quyết tâm phải làm giàu từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà trên đất đồi, đất vườn ngoài rau màu, cây chè ra chưa có loại cây nào trồng được, nay có cây thanh long ruột đỏ lại thích nghi được nên ông Thân vẫn quyết tâm gắn bó với loại cây trồng còn khá mới mẻ ở địa phương. Ông Thân cho biết thêm: “Trung bình mỗi năm 1 gốc thanh long cho khoảng 30kg quả, với giá bán trung bình 35.000 đồng/kg, trừ chi phí 1 gốc thanh long chỉ cần 3kg quả đã cho lãi từ 7.000 – 8000 đồng...”.
Chia tay ông Hoàng Minh Thân ra về, chúng tôi không quên nhìn lại vườn thanh long ruột đỏ đang vào vụ thu hoạch với những quả thanh long đỏ và xanh xen kẽ với nhau của gia đình ông. Đây mới là năm thứ 2 vườn thanh long ruột đỏ của gia đình cho thu hoạch, song nụ cười niềm nở của ông Thân khi tiếp chúng tôi đã cho thấy ông thật sự vui mừng với kết quả đạt được. Hy vọng rằng, với quyết tâm thoát nghèo, không ngại khó, ngại khổ và hơn hết là dám đi tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình ông ngày càng phát triển, mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân quanh vùng.../.
Huyền Thương
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.