Nguồn tin: Báo Bắc Giang, 22/07/2016
Ngày cập nhật:
25/7/2016
Đến nay, vụ vải thiều trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã khép lại với niềm vui của người trồng vải về vụ quả được giá, tiêu thụ thuận lợi. Từ vùng xuôi đến miền ngược, các nhà vườn đang bắt tay vào chăm sóc để cây vải lại sức với mong muốn tiếp tục đón mùa quả bội thu ở vụ sau.
Sơ chế, đóng gói vải thiều trước khi xuất khẩu tại HTX Sản xuất nông sản và thương mại Hồng Giang (Lục Ngạn).
Chất lượng quả vải tăng, thị trường rộng mở
Năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết, nhiều vườn vải chỉ ra lộc mà không hoa nên sản lượng vải thiều toàn tỉnh chỉ đạt hơn 142 nghìn tấn, giảm 50 nghìn tấn so với vụ trước. Tuy nhiên, chất lượng quả lại nâng lên bởi quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tiếp tục được nhân rộng. Toàn tỉnh có 12,56 nghìn ha vải thiều sản xuất theo hướng VietGAP (tăng 300 ha so với năm trước). Riêng tại huyện Lục Ngạn, diện tích sản xuất theo quy trình GlobalGAP 158 ha, tăng gần 60 ha với 18 vùng được cấp mã số. Sản lượng vải thiều được chăm sóc theo tiêu chuẩn GlobalGAP đạt khoảng 1 nghìn tấn.
Do bảo đảm các tiêu chuẩn nên số vải thiều này tiêu thụ thuận lợi tại một số thị trường khó tính như: Mỹ, Australia, các hệ thống siêu thị: Big C, Hapro, Fivimart… với giá bán dao động từ 22 - 35 nghìn đồng/kg. Trên bình diện chung, giá bán trung bình vải thiều năm nay 21 nghìn đồng/kg, tăng 6 nghìn đồng so với năm ngoái.
Cùng với nâng cao chất lượng quả vải, việc khơi thông thị trường được ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Trước, trong thời gian thu hoạch, nhiều hội nghị xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều được tổ chức trong tỉnh, tại tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của đại diện chính quyền, ngành chức năng các tỉnh và một số huyện, thị của Trung Quốc có cửa khẩu với Việt Nam. Đặc biệt, tại thủ đô Hà Nội, năm nay, lần đầu tiên UBND tỉnh tổ chức “Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang tại Hà Nội”, qua đó giúp người tiêu dùng thủ đô được tiếp cận với quả vải thiều Lục Ngạn chính hiệu. Cấp ủy, chính quyền huyện Lục Ngạn đã tổ chức các buổi gặp mặt, tọa đàm với thương nhân Trung Quốc tham gia tiêu thụ vải thiều nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Nhờ tăng tính chủ động và được tạo điều kiện trong vận chuyển, thông quan từ tỉnh bạn, hoạt động tiêu thụ vải thiều tại thị trường nội địa khá thuận lợi, xuất khẩu vải thiều qua một số cửa khẩu cũng “thuận buồm, xuôi gió”, không có tình trạng ùn tắc. Sản lượng vải thiều xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Malaysia… đạt khoảng 50% tổng sản lượng vải thiều toàn tỉnh.
Được biết, nhằm tạo thuận lợi nhất cho việc xuất khẩu vải thiều, năm nay, Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã khánh thành, bàn giao dây chuyền chế biến vải thiều tươi xuất khẩu đầu tiên của tỉnh cho HTX Sản xuất nông sản và thương mại Hồng Giang (Lục Ngạn). Dây chuyền có tổng mức đầu tư hơn 6 tỷ đồng, công suất đạt 1 tấn quả/giờ tạo thuận lợi cho việc sơ chế vải thiều trước khi chiếu xạ. Bên cạnh đó, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội (Bộ Khoa học và Công nghệ) được ngành chức năng phía Úc công nhận được phép xử lý vải thiều tươi xuất khẩu đã góp phần giảm giá thành quả vải, tiết kiệm thời gian và công sức cho doanh nghiệp (DN) xuất khẩu.
Theo ông Vũ Đào, Giám đốc Công ty TNHH Phong Sơn Tiệm (Hà Nội), chiếu xạ tại Hà Nội, mỗi cân vải thiều giảm được khoảng 0,5 USD giá thành, đồng thời giảm khoảng 12 tiếng thời gian vận chuyển. Do đó, chất lượng quả vải sẽ tốt hơn và DN có điều kiện giảm giá bán, tăng sức cạnh tranh. Không chỉ vậy, ông Đặng Quang Thiệu, Giám đốc Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội cho biết: “Chi phí chiếu xạ ở trung tâm chỉ vào khoảng 6 nghìn đồng/kg, thấp hơn 4 nghìn đồng so với các DN ở TP Hồ Chí Minh”.
Khắc phục tồn tại
Được đánh giá là vụ vải thiều thành công, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề ngành chức năng, chính quyền địa phương lưu tâm, nổi bật là chất lượng quả vải không đồng đều. Đây cũng là lý do giá vải thiều tại Lục Ngạn có thời điểm lên đến gần 40 nghìn đồng/kg, cao gấp 3, thậm chí 4 lần tại Yên Thế, Lạng Giang hay Sơn Động. Vải thiều xuất khẩu chủ yếu là ở Lục Ngạn, Tân Yên còn các huyện khác rất khó do không bảo đảm chất lượng, mẫu mã. Tình trạng ùn tắc giao thông vẫn xảy ra.
Trong vụ vải thiều còn xuất hiện tình trạng tăng đột xuất một số loại dịch vụ như đá, thùng xốp khiến nhiều thương nhân gặp khó. Ngoài ra, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội đã được cơ quan chức năng Úc công nhận nhưng lại chưa được phía Mỹ cho phép nên muốn xuất khẩu vải thiều tươi sang Mỹ, DN vẫn phải vận chuyển vào TP Hồ Chí Minh để chiếu xạ.
Trao đổi với ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công thương được biết, thời gian tới, tỉnh không chủ trương mở rộng vùng trồng vải thiều mà tiếp tục nâng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Ngành công thương tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tốt việc triển khai hợp tác, tạo liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa chủ lực giữa TP Hà Nội và tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020, trong đó có vải thiều.
Đặc biệt, để vụ sau hơn hẳn vụ này, rất cần sự vào cuộc tích cực của các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương. Sự đồng hành của các cơ quan thông tin đại chúng đã giúp sản phẩm vải thiều được quảng bá, tuyên truyền rộng rãi đến người tiêu dùng trong, ngoài nước. Đồng thời, phản ánh của báo chí cũng giúp cơ quan chức năng có giải pháp kịp thời hỗ trợ, khuyến cáo người trồng vải, thương nhân và DN tiêu thụ vải thiều. Đi đôi với biện pháp trên, cơ quan chức năng phối hợp quản lý tốt một số loại dịch vụ đi kèm mùa vải thiều.
Việt Anh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.