Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 01/08/2016
Ngày cập nhật:
3/8/2016
PGS.TS. Trần Văn Hâu (Trường Đại học Cần Thơ) chia sẻ một số giải pháp cải tạo vườn cây ăn trái sau khi bị ảnh hưởng của hạn mặn.
Đợt hạn mặn vừa qua, toàn tỉnh Bến Tre bị thiệt hại tổng trị giá ước tính trên 90 tỷ đồng. Hiện nay, hậu quả hạn mặn vẫn còn ảnh hưởng hơn 200 ngàn cây ăn trái. Mới đây, tại huyện Chợ Lách, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo khoa học ảnh hưởng của hạn mặn đến cây giống, hoa kiểng, cây ăn trái va giải pháp thích ứng.
Để cứu lấy vườn cây ăn trái, nhà vườn đã nhanh chóng cứu lấy từng cây ăn trái sau hạn mặn. Ông Nguyễn Văn Bé Hai ở ấp An Quy (xã Long Thới, huyện Chợ Lách) đang canh tác 6.000m2 chôm chôm cho biết kinh nghiệm: Sau hạn mặn, tôi cắt tỉa cành cho nó ngắn lại, vệ sinh vườn, gom lá ủ phân, thường xuyên tưới nước để tẩy mặn cho từng cây chôm chôm. Sau đó, bón vôi đều khắp trong vườn. Khi cây ra đọt đến khi lá già xanh tốt thì bộ rễ đã thật sự phục hồi; tôi tiếp tục rải phân đạm, lân, kali và phun thuốc dưỡng lá. Hiện tại, vườn chôm chôm của tôi đang phát triển tốt.
Ông Nguyễn Văn Chín ở ấp Trung Hiệp (xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách) cho biết: Gia đình tôi có 10 công sầu riêng, năm 2015 tôi thu hoạch gần 10 ngàn tấn trái, kiếm được khoảng 300 triệu đồng. Năm nay, hạn mặn đã làm tôi mất trắng. Tôi đã mạnh dạn hái bỏ hết bông và trái để dưỡng cây cho năm sau.
Theo PGS.TS. Trần Văn Hâu (Trường Đại học Cần Thơ): Nước mặn là do nồng độ muối. Khi nồng độ muối càng cao sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu, rễ cây không hấp thu được nước dẫn đến héo lá, rụng lá, chết cây. Biện pháp khá hữu hiệu là tưới nước ngọt thường xuyên để rửa trôi muối. Bón vôi, sau 15 - 20 ngày thì bón phân lân, kali. Phun phân bón lá có chất (canxi, magiê, silic…) để tăng sức đề kháng của cây ăn trái. Bón thêm chế phẩm điều hòa sinh trưởng Brassinolide giúp cho cây tăng khả năng hút nước. Khi cây bị ảnh hưởng mặn nên tỉa bỏ cành non và trái để giảm tiêu thụ năng lượng, giúp cây có thể vượt qua giai đoạn ảnh hưởng mặn.
Sau hạn mặn cần kiểm tra tình trạng, đánh giá thiệt hại trên vườn cây ăn trái. Từ đó, đề ra kế hoạch để phục hồi vườn cây. Nếu hạn mặn chỉ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển một số cây thì tiến hành trồng dặm hoặc chăm sóc để phục hồi vườn cây càng nhanh càng tốt.
Về giải pháp khắc phục vườn cây bị nhiễm mặn, TS. Võ Hữu Thoại - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam: Cắt bỏ những cành cây khô héo, cành chết. Bỏ bớt một số trái để dưỡng cây, nếu không hái bỏ thì cây bị suy kiệt và chết. Sử dụng nguồn nước ngọt để tưới nhằm rửa trôi lượng muối đã tích tụ trong đất, giúp bộ rễ cây sớm phục hồi. Do mặn làm bộ rễ cây bị hư hại nên cần sử dụng các chế phẩm sinh học để tưới vào đất kích thích cây ra rễ. Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học phun lên lá cây để lá non phát triển. Kế đến, bón phân hữu cơ hoai mục để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng. Khi cây có bộ rễ mới thì bón phân lân, phân NPK và bổ sung các dinh dưỡng trung, vi lượng để giúp cây sớm phục hồi. Không nên xử lý cho ra hoa đối với những cây bị rụng lá vừa mới phục hồi; chỉ xử lý ra hoa cho cây thật sự phát triển tốt. Không nên xử lý cho ra quá nhiều hoa vì dễ rụng rễ trái non. Việc sử dụng hóa chất cũng cần thận trọng, nhất là tưới vào gốc cây vì rễ còn yếu do vừa trải qua hạn mặn. Tưới các chế phẩm có nguồn gốc hữu cơ, nhất là chế phẩm có chứa acid amin như: Proline. Alanine, Leucine để tăng tính chống, chịu, cải thiện phát triển của cây.
Theo TS. Bùi Thanh Liêm - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, nhìn chung để cứu lấy vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn có 3 biện pháp cơ bản: thủy lợi, bón vôi và dinh dưỡng. Đó là rửa mặn bằng nước mưa, nước ngọt để loại bỏ muối ra khỏi đất. Rửa mặn trong nhiều mùa. Bón vôi nung (CaO) để giải phóng Na+ ra khỏi keo đất tạo thuận lợi cho việc rửa mặn, bổ sung chất hữu cơ. Bón phân có kali nhằm tăng hàm lượng K+ trong cây, từ đó hạn chế sự hấp thu Na+ vào cây, hạn chế độc do Na+. Sử dụng phân bón chứa silic để thúc đẩy quá trình quang hợp, giảm lượng hút Na+ của cây. Phun phân bón lá vào các giai đoạn sinh trưởng khác nhau giúp cho cây ăn trái vượt qua tác hại do nước mặn.
Về lâu dài, để vườn cây ăn trái trong toàn tỉnh không thiệt hại do hạn mặn kéo dài, nhiều nhà vườn, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh đồng ý với các biện pháp ngăn mặn và trữ nước ngọt để trồng cây ăn trái.
Hoàng Vũ
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.