Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 14/08/2016
Ngày cập nhật:
15/8/2016
Với 16.346ha trồng khóm, Tân Phước là huyện vùng chuyên canh cây khóm lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Hiệu quả kinh tế từ trồng khóm đã giúp nhiều nông dân thoát nghèo, làm giàu thể hiện qua bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Tuy nhiên, để vùng chuyên canh cây khóm phát triển bền vững vẫn còn không ít trở ngại.
Theo thống kê, diện tích trồng khóm hiện tại của toàn huyện Tân Phước là 16.346ha, tăng hơn 200ha so với đầu năm 2016. Diện tích khóm tăng là do người dân chuyển đổi diện tích trồng tràm, lúa kém hiệu quả sang trồng khóm. Mỹ Phước là xã có diện tích trồng khóm cao nhất huyện với trên 2.689ha. Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Phước, cho biết: "Hầu như tất cả hộ nông dân ở xã Mỹ Phước đều trồng khóm. Cây khóm có thể nói là nguồn thu nhập chính của nhiều nông dân trong xã, rất nhiều nông dân thoát nghèo, không ít hộ vươn lên khá giàu và trở thành nông dân sản xuất giỏi các cấp từ cây khóm. Trong đó, phải kể đến những tỉ phú vùng khóm như ông Đặng Văn Hòa ở ấp Mỹ Thành với hơn 20ha; bà Lê Thị Túng ở ấp Mỹ Tường với hơn 11ha chuyên canh cây khóm".
Nông dân xã Mỹ Phước chăm sóc khóm.
Chú Trương Dũng, ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa Đông có trên 20 năm trồng khóm, cho biết: Trước đây, vùng này trồng tràm, bàng. Do đất nhiễm phèn nên năng suất tràm, bàng thấp. Thế là, một số nông dân bắt đầu chuyển sang trồng khóm. Thấy trồng khóm hiệu quả, nông dân mở rộng diện tích. Những người xung quanh thấy vậy cũng trồng theo. Nhờ vậy, diện tích trồng khóm của xã Tân Hòa Đông không ngừng phát triển. Ông Nguyễn Văn Trung, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước, cho biết thêm: "Diện tích khóm tăng một phần còn do khu vùng đệm của Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười được triển khai mở rộng. Nhưng tới thời điểm này, dự án mở rộng Khu bảo tồn chưa triển khai, nên một số người dân chuyển từ trồng tràm sang trồng khóm".
Tuy nhiên, điều khiến ngành chức năng cũng như người dân nơi đây trăn trở là diện tích trồng khóm tăng, nhưng năng suất khóm giảm. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều diện tích khóm già cỗi cho năng suất thấp; do điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng, độ phì nhiêu trong đất giảm. Theo ngành chức năng và người dân cố cựu nơi đây, trước đây, vòng đời của khóm từ 7 - 9 năm. Nhưng vài năm trở lại đây, chỉ sau 2 - 3 năm là khóm đã già cỗi, người dân buộc phải cải tạo, trồng lại, rất tốn kém. Ông Lê Văn Neo, xã Tân Lập 1 có hơn 20 năm trồng khóm, trăn trở: "Năng suất khóm giảm một phần do sâu bệnh trên cây khóm ngày càng nhiều hơn; mặt khác, độ phì nhiêu trong đất đã giảm rất nhanh. Một số vùng đất của Tân Phước không còn thích hợp cho cây khóm. Người dân muốn trồng khóm phải đầu tư cải tạo rất tốn kém nên ngày càng gặp rất nhiều khó khăn". Theo ông Cao Văn Sáng, Chủ tịch Hội nông dân xã Thạnh Mỹ: "Khóm tơ cho thu hoạch một năm trên 20 tấn/ha. nhưng gần đây năng suất chỉ đạt từ 17-18 tấn/ha. Bên cạnh đó, trọng lượng trái cũng giảm đáng kể, khóm từ 1,2 kg/trái trở lên rất ít". Nguyên nhân của tình trạng trên, theo người dân là do nguồn nước ô nhiễm ngày càng tăng, thời tiết thất thường,... Trong khi đó, giá khóm vẫn rất bấp bênh, thu nhập người dân vì thế cũng không ổn định. Song song đó áp lực giá phân, thuốc tăng cao đưa người trồng khóm vào tình thế rất khó khăn.
Xác định khóm là cây trồng chủ lực của huyện Tân Phước, thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đã tích cực hỗ trợ huyện hoàn thiện kiến thiết hạ tầng: giao thông, thủy lợi, đê bao ngăn lũ kết hợp trạm bơm điện tưới tiêu cho vùng chuyên canh… giúp việc sản xuất cây khóm và nông sản hàng hóa tiêu thụ thuận lợi hơn. Hiện nay, 100% diện tích khóm chuyên canh đều có đê bao ngăn lũ bảo vệ, không chỉ đảm bảo phòng tránh thiên tai mà còn giúp nông dân chủ động nguồn nước tưới tiêu, thuận tiện áp dụng khoa học kỹ thuật thâm canh theo hướng GAP… Tuy nhiên, theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước: Toàn huyện hiện có khoảng 40% diện tích khóm già cỗi cần phải cải tạo, trồng mới. Diện tích khóm già cỗi chủ yếu tập trung ở các xã: Hưng Thạnh, Tân Lập 1, Tân Lập 2. Vì thế, để tăng năng suất cho cây khóm, nông dân cần cải tạo lại diện tích, cũng như chuyển đổi cây trồng không hiệu quả sang trồng khóm để tăng diện tích. Bên cạnh đó, Tân Phước cần tích cực mở rộng diện tích khóm VietGAP; tăng cường quảng bá thương hiệu, tạo đầu ra cho sản phẩm để nông dân yên tâm sản xuất.
N.P.LONG
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.