Nguồn tin: Tiền Giang, 13/08/2016
Ngày cập nhật:
15/8/2016
Ghé thăm vườn sầu riêng hơn 1 ha đang sai trái, trĩu quả của gia đình ông Trần Văn Nghĩa, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang mới thấy được sự cần lao để có được những thành quả như ngày hôm nay.
Ông Nghĩa chăm sóc sầu riêng.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về từ chiến trường Campuchia, ông Nghĩa bắt đầu cải tạo vườn tạp và gắn bó với cây sầu riêng Mon-thong. Hiện tại, vườn cây của ông đã trên 20 năm tuổi và ông được xem là một trong những người khởi nghiệp đầu tiên với cây sầu riêng trên vùng đất cù lao Tân Phong này.
Ông Nghĩa cho biết, thời gian đầu mới trồng sầu riêng ông đi khắp nơi để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi cách thức chăm sóc sầu riêng; đồng thời mạnh dạn tham gia các lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật về trồng và chăm sóc sầu riêng ở trong và ngoài tỉnh. Nhờ áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật trong xử lý, nên vụ nào cây cũng cho trái sai, chất lượng tốt, năng suất cao. Khoảng 2 tháng nữa sầu riêng ông Nghĩa bắt đầu cho thu hoạch, dự đoán giá sẽ tăng, vì sầu riêng đang bước vào cuối vụ, khan hiếm hàng.
Với hơn 100 gốc sầu riêng trên 20 năm tuổi, trái rất sai, dự tính vụ này gia đình ông Nghĩa thu hoạch khoảng 13 - 15 tấn trái, nếu giá cao như mọi năm, gia đình ông bỏ túi hơn nửa tỷ đồng, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.
Theo ông Nghĩa, để có được vườn sầu riêng như ý muốn, nhà vườn cần làm đúng kỹ thuật, bao gồm các khâu chăm sóc sau thu hoạch, xử lý ra hoa, đậu trái, chăm sóc và nuôi dưỡng trái. Ông Nghĩa chia sẻ: "Trước khi trồng, cần làm đất thật kỹ, phải kiên cố không để cây bị ngã, nguồn nước đảm bảo sạch và thường xuyên được thay đổi, tránh để ứ nước quá lâu. Giai đoạn ra hoa, kết trái tuyệt đối không để cây dư nước, nếu gặp trời mưa nhiều phải tháo nước, đảm bảo cây không ngập úng".
Sầu riêng là loại cây chịu nước, vì thế vào mùa nắng phải tưới nước đầy đủ, nhằm giúp cây phát triển tốt, nhưng vào mùa mưa tránh để cây bị ngập úng, luôn giữ cho cây thông thoáng, mô đất cao, bón nhiều phân hữu cơ. Ngoài ra, để cho trái đẹp, ít bị sâu bệnh tấn công, cách nửa tháng phải phun thuốc dưỡng trái cộng thuốc sâu một lần. Đối với cây sầu riêng dễ mắc bệnh xì mủ, cách tốt nhất là dùng thuốc tưới gốc và những loại thuốc tiêm vào thân cây, tránh làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái.
Ông Nghĩa nói: "Để cây sầu riêng mau lại sức, sau một mùa nuôi dưỡng trái, chúng ta cần cung cấp và bổ sung lại cho đất những dưỡng chất đã được hấp thu, tiêu thụ hết. Việc bón phân là quan trọng nhất, phải tuân thủ nguyên tắc "4 đúng": Đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách, chia làm 3 đợt bón tùy theo giai đoạn phát triển của cây. Trước khi bón nên dùng cuốc xới nhẹ quanh tán cây, tránh làm tổn thương cho rễ hoặc đào rãnh xung quanh theo tán cây, sau đó bón phân và lấp đất lại. Bón sau thu hoạch khoảng 15 ngày là tốt nhất".
Ngoài ra, ông Nghĩa còn định hướng cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng. Đặc biệt, khuyến khích bà con chuyển đổi các loại cây kém hiệu quả sang trồng sầu riêng, bởi năng suất cao, chất lượng tốt, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Ông nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật, nâng cao hiệu quả vườn chuyên canh, là người tiên phong trong các phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương, vận động bà con hiến đất làm đường, tạo sự khang trang, đổi mới trong xóm làng.
Sau bao năm miệt mài phấn đấu, ông Nghĩa đã xây dựng được nhà cửa kiên cố, các con được học hành đến nơi đến chốn. Hiện 2 đứa con lớn của ông đang học tại TP. Hồ Chí Minh. Nhiều năm liền gia đình ông được tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu, nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp huyện, tỉnh.
Ông Kiều Mạnh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Phong cho biết: "Anh Nghĩa là một trong những nông dân khởi nghiệp, gắn bó với cây sầu riêng khá lâu đời và có hiệu quả trên vùng đất Tân Phong. Mô hình của anh thường được chọn làm mô hình điểm để nông dân trồng sầu riêng các địa phương trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Anh rất tận tình chia sẻ để bà con cùng nhau vươn lên làm giàu".
Minh Toàn
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.