Nguồn tin: Báo An Giang, 16/08/2016
Ngày cập nhật:
17/8/2016
Các xã, thị trấn ở Tịnh Biên (An Giang) hiện có trên 2.450 héc-ta vườn cây ăn trái các loại, hàng năm đạt tổng sản lượng trên 34.000 tấn. Trong đó, chủ yếu là cây xoài ở khu vực Ô Tà Bang, núi Két, Ô Tứk Sa, Tà Lọt… vừa tạo việc làm đối với người dân xứ núi, vừa khai thác nguồn lợi trên đất vùng cao.
Nhờ thông tin kỹ thuật
Ô Tà Bang là khu vực phát triển khá mạnh các mô hình vườn đồi, vườn rừng và trồng trọt dưới tán rừng. Cây trồng ở đây rất ít rau màu, phần lớn là những loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Ông Đào Văn Dũng (ấp Núi Két, xã Thới Sơn) cho biết, nông dân dựa vào địa hình vùng đất, chọn cây trồng thích hợp và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác. Chẳng hạn, như: Cây họ đậu, củ sắn, khoai mì, bắp trắng, cà tím,… được cư dân xứ núi trồng xen vườn xoài, vườn điều và vườn có nhiều loài cây ăn trái, với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”.
Bể chứa nước để xịt xoài
Tổ hợp tác làm vườn Phú Hòa (xã An Phú) có 26 thành viên tham gia, tạo sự chú ý của cán bộ, hội viên, nông dân địa phương và kể cả khu vực miền núi. Đặc biệt, hoạt động thông tin những tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng giống mới đối với cây ăn quả, phương pháp phòng trị bệnh để đạt năng suất và chất lượng tốt, vừa tăng thu nhập kinh tế gia đình. Ông Huỳnh Linh Hải, Tổ trưởng Tổ hợp tác làm vườn Phú Hòa cho biết, các thành viên trong tổ còn hùn vốn hàng chục triệu đồng (100.000đ/người/quý), hỗ trợ trên 100 trường hợp khó khăn, mỗi người vay từ 3 triệu đồng – 6,5 triệu đồng, với lãi suất 1%/tháng.
Theo nhiều cư dân lập vườn ven chân núi, nhờ thông tin kỹ thuật và kinh nghiệm từ thực tế, sau mỗi đợt thu hoạch, nhà vườn trồng xoài đều tỉa cành, bón phân, chuẩn bị xử lý cho tiếp tục ra trái đợt nghịch mùa. Do vậy, vãn cảnh vùng Bảy Núi, lúc nào du khách cũng thấy xoài cát Hòa Lộc bán ven đường. Thấy được lợi ích, nhiều chủ vườn rừng còn đem cây xoài cát Hòa Lộc lên trồng trên sườn vồ Chư Thần, vồ Đá Dựng, cuối nguồn suối Thanh Long… vạt đất núi Cấm phía Tà Lọt (xã An Hảo); thay thế dần cây xoài bản địa, năng suất thấp và chất lượng không được ưa chuộng như trước.
Nhiều mô hình làm ăn
Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ông Nguyễn Văn Thứ (ấp Phú Tâm, xã An Phú) lấy việc sản xuất và thu nhập gia đình làm mục tiêu phấn đấu và thông qua chăm lo 19 công lúa 2 vụ, 8 công lúa ruộng trên, 8 công vườn xoài. “Ứng dụng khoa học- kỹ thuật vào canh vườn, lúa cho đạt năng suất, nâng cao thu nhập kinh tế gia đình. Thời buổi bây giờ, mần ăn cái gì cũng phải có kỹ thuật mới đạt hiệu quả” – ông Thứ nhận thức. Nhờ vậy, thu nhập từ cây xoài góp phần quan trọng khai thác đất vùng cao.
Xe chuyển nước chăm sóc vườn
Ông Mao Oanh, Chi hội trưởng Nông dân ấp Soài Chếk cho hay, năm 2016, có hơn 90 cá nhân được xét chọn “Nông dân giỏi” các cấp, riêng cấp tỉnh có 10 nông dân là đồng bào Khmer. “Đất đai sản xuất ở đây là lúa 3 vụ, trồng rau dưa, khoai mì, đậu phộng…” – ông Mao Oanh nói. Với cách làm như vậy, anh Chau Pho La (ấp Soài Chếk, xã An Cư) ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, trở thành điển hình trong việc chuyển đổi cây trồng và vật nuôi, góp phần thúc đẩy sản xuất địa phương. Nhiều năm liền, anh Chau Pho La được xét chọn danh hiệu “Nông dân giỏi” cấp huyện và cấp tỉnh.
Khai thác đất núi, trồng trọt dưới tán rừng và cây lâu năm, nông dân xã Thới Sơn đa số lập vườn trồng cây ăn trái và hoa màu các loại. Riêng, cây xoài và củ sắn, mỗi thứ một năm thu hoạch trên 100 tấn. Theo nông dân Huỳnh Huy Hoàng (núi Két), với thuận lợi sát bên khu vực Cửa khẩu Tịnh Biên, nhiều năm nay, gia đình tiến hành mua bán và xuất khẩu nông sản (chủ yếu là củ sắn) sang Campuchia, tạo việc làm cho hơn 20 người trong xóm, ấp. Đây là mô hình dịch vụ nông sản ở Tịnh Biên, giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa, vừa khai thác tiềm năng đất núi đạt hiệu quả tốt.
Thông qua mô hình hợp tác làm vườn, Tà Lọt (xã An Hảo) có 26 cư dân được xét chọn “Nông dân giỏi”, với mức thu nhập từ 70 triệu – 100 triệu đồng/hộ/năm. Riêng Tổ hợp tác trồng xoài Tà Lọt cũng được khen thưởng “Tập thể giỏi” năm 2016.
NGUYỄN THANH – TRỌNG ÂN
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.