Nguồn tin: Báo Công Thương, 18/08/2016
Ngày cập nhật:
19/8/2016
Năm nay, nhãn Hưng Yên được mùa và vẫn giữ được mức giá ổn định tương đương với năm ngoái. Đối với bà con trồng nhãn huyện Khoái Châu nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung, thì năm nay được đánh giá là mùa nhãn ngọt.
Bà con trồng nhãn tại Khoái Châu tiêu thụ nhãn tại chợ nông sản Khoái Châu
Giá bán ổn định
Khoái Châu là một trong 3 huyện trồng nhãn nổi tiếng của Hưng Yên, chúng tôi có mặt tại chợ đầu mối nông sản Khoái Châu vào đúng dịp cúng lễ Vu Lan (15/7 âm) đây cũng là thời điểm nhãn bắt đầu vào vụ cho thu hoạch. Theo người dân trồng nhãn ở đây, năm nay, nhãn được mùa, nếu không vướng vào cơn bão số 1 vừa qua, thì sản lượng còn cao hơn nữa. Chị Nguyễn Thị Kim Nga - xã Tân Dân, huyện Khoái Châu cho biết: Năm nay gia đình chị cho thu hoạch khoảng 5 - 7 tấn, ở thời điểm đầu vụ nhãn bán được với giá 30 nghìn đồng/kg, hiện tại với nhãn chất lượng trung bình buôn cũng được 18 - 20 nghìn đồng/kg, mang ra chợ đến đâu là hết đến đó.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lê Đình Tư - Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hàm Tử chia sẻ: Năm 2016 do ảnh hưởng của bão số 1 nên sản lượng nhãn của xã đạt 4.500 - 5.000 tấn, thiệt hại khoảng 1.000 tấn. Cũng theo ông Tư, được sự quan tâm hỗ trợ của huyện Khoái Châu nhất là việc xây dựng chợ nông sản Khoái Châu giúp cho bà con nông dân có chỗ để giao lưu, mua bán và để doanh nghiệp về với địa phương. Vì vậy, dự kiến năm nay tiêu thụ nhãn của Hưng Yên sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Chia sẻ về tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn trên địa bàn huyện Khoái Châu, ông Lê Hải Đăng- Phó Chủ tịch UBND huyện Khoái Châu cho biết: Hiện nay, diện tích nhãn của huyện khoảng 1.600 ha, với tổng sản lượng nhãn đạt khoảng 18.000 - 20.000 tấn. Hiện nay, giá nhãn được bán tại cửa vườn với loại nhãn ngon có giá từ 40.000 - 50.000 đồng/kg, loại nhãn có chất lượng khá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, loại nhãn chất lượng trung bình có giá khoảng 18.000 - 20.000 đồng/kg, riêng với nhãn tại vùng VietGAP, giá bán luôn cao hơn nhãn sản xuất đại trà từ 10 - 15%, như vậy, tính trung bình giá nhãn khoảng 25.000 đồng/kg thì tổng giá trị thu từ nhãn của huyện khoảng 400 tỷ đồng.
Vẫn mang tính tự phát
Theo bà Hoàng Thị Yến - Giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Lưu Ly - chủ chợ nông sản Khoái Châu, đây là năm thứ 2 chợ đi vào hoạt động, thương lái từ khắp các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc đến thu mua, như năm ngoái có những ngày nhiều có đến 90 - 100 xe tải về thu mua nhãn, năm nay dự kiến trung bình 1 ngày có từ 200- 300 xe về thu mua. Năm nay, nhãn được mùa, quả đẹp, giá hiện tại vẫn tương đương với giá năm ngoái chứ không bị rớt giá, khiến bà con vẫn cảm thấy hài lòng với vụ mùa năm nay.
Mặc dù vậy, theo ghi nhận của chúng tôi, việc giao thương buôn bán nhãn tại chợ vẫn mang kiểu tự phát, manh mún, người dân chủ yếu vẫn là thu hái nhãn từ vườn mang ra chợ và bán cho thương lái. Công tác quản lý chất lượng của Ban quản lý chợ cũng mới dừng ở cảm quan, nghĩa là thấy nhãn có màu sắc lạ, ướp diêm sinh thì không cho mang vào chợ, chứ chưa có biện pháp cụ thể nào để quản lý chất lượng quả nhãn.
Ông Lê Hải Đăng cho hay, hiện nhãn Hưng Yên chủ yếu tiêu thụ ở các tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… thông qua các kênh buôn bán nhỏ lẻ như các thương nhân đến thu gom trực tiếp tại vườn sau đó vận chuyển trực tiếp bán lẻ hoặc bán buôn cho các đầu mối thu gom tại chợ nông sản Khoái Châu thuộc địa bàn xã An Vĩ sau đó vận chuyển đi các tỉnh, một lượng ít nhãn tươi được xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch không ổn định. Năm 2015, nhãn của huyện Khoái Châu lần đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhưng số lượng chưa nhiều, khoảng 500 kg.
Đồng quan điểm về vấn đề này, bà Hoàng Thị Yến cho rằng, nhãn là sản phẩm chủ đạo của Khoái Châu và Hưng Yên, tuy nhiên, cách giao dịch mua bán như hiện nay thì chỉ là thương lái từ các tỉnh thành đến thu mua. Để đẩy mạnh tiêu thụ nhãn Hưng Yên nói riêng và các nông sản khác, giúp cho nông dân trồng nhãn tránh bị thương lái ép giá cũng như tránh được điệp khúc “được mùa, mất giá”, tìm thị trường đầu ra ổn định cho trái nhãn thì công tác xúc tiến thương mại, liên kết doanh nghiệp với người trồng nhãn đang là bài toán đặt ra đối với các cơ quan chức năng của huyện Khoái Châu, cũng như của tỉnh Hưng Yên.
Ông Nguyễn Đức Sơn- Chủ tịch UBND huyện Khoái Châu: Trước mắt, giữ ổn định diện tích nhãn 1.600 ha áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tuyển chọn giống có năng suất, chất lượng và đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất chất lượng.
Nguyễn Hạnh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.