Nguồn tin: Báo Lào Cai, 19/08/2016
Ngày cập nhật:
21/8/2016
Đến xã Lương Sơn (Bảo Yên, Lào Cai) chúng tôi được một số người dân hồ hởi thông tin: “Hệt như trong truyền thuyết Mai An Tiêm, ông Bùi Văn Tiến, thôn Lương Hải 2 phát kiến, đưa cây cam vào trồng trên đất đồi, hướng làm giàu ở đây chứ đâu nữa”.
Vườn cam hứa hẹn đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình ông Tiến.
Tận mắt chứng kiến vườn cam hơn 4 ha, sai trĩu quả chờ ngày thu hoạch, tôi không khỏi thắc mắc, làm thế nào ông Tiến lại có thể “thuần hóa” giống cam Vinh trên đất đồi Lương Sơn dễ dàng đến vậy? Ông Bùi Văn Tiến cho tôi biết tường tận về quá trình đi tìm “đất sống” cho giống cam mới. 5 năm trước, ngoài vài khóm măng bát độ, trên đồi sau nhà ông Tiến chỉ để cỏ mọc. Tình cờ, ông Tiến phát hiện có cây cam mọc tự nhiên, khuất sau bụi măng, cây cam cho quả sai, chín vàng, khiến ông phấn khởi vì có thêm giống cây ăn quả mới ở địa phương. Sau đó, ông Tiến lặng lẽ, kỳ công sưu tầm tài liệu về kỹ thuật trồng cam và các loại cây có múi trên đất đồi. Cuối năm 2012, ông Tiến mua 4 giống cam khác nhau, mỗi loại 10 cây về trồng thử trên khu đồi sau nhà, sau 1 năm, chỉ có giống cam Vinh là phù hợp nhất. Không dừng lại ở đó, ông Tiến khăn gói lặn lội đến các tỉnh, như Hưng Yên, Hà Giang, Tuyên Quang… để học cách trồng cam. Năm 2014, ông Tiến quyết định mở “chiến dịch tấn công” lên đồi hoang với số vốn đầu tư ban đầu hơn 400 triệu đồng để trồng hơn 4 ha cam. Toàn bộ cây giống cam Vinh nhập từ Viện Giống cây trồng Trung ương, được trồng và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, nên chỉ sau 2 năm, đồi cam Vinh của gia đình ông Tiến đã có nhiều cây cho quả bói. Tuy nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng cho cây cam, toàn bộ số quả trong năm đầu được ông Tiến ngắt bỏ. Bởi vậy, năm nay, vườn cam của gia đình ông Tiến sai trĩu quả, sản lượng ước đạt 3 - 4 tấn. Với giá cam Vinh trên thị trường Lào Cai hiện khoảng 60.000 đồng/kg, ông Tiến có nguồn thu hàng trăm triệu đồng từ cây trồng này.
Chia sẻ kỹ thuật và kinh nghiệm, ông Bùi Văn Tiến cho biết, trồng cam trên đồi thì quan trọng nhất là đảm bảo nước tưới, tiêu úng vào mùa mưa, bằng việc làm luống, đào rãnh xung quanh. Phân bón thích hợp cho cây cam là các loại phân chuồng, phân vi sinh với chu kỳ bón cách nhau từ 25 - 30 ngày/lần. Cần tăng cường dinh dưỡng cho cây cam vào thời kỳ ra hoa và đậu quả, chú ý phòng bệnh cho cây, nhất là vào mùa hè. Học theo cách làm của ông Tiến, hiện trên địa bàn xã Lương Sơn đã thêm một số hộ trồng cam Vinh trên đất đồi với tổng diện tích toàn xã là 18 ha và con số này đang tiếp tục tăng trong những năm tới.
PHẠM KHÁNH
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.