• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chất lượng nước biển ven bờ đang suy giảm

Nguồn tin: Báo Hảo Phòng, 13/10/2016
Ngày cập nhật: 14/10/2016

Theo đánh giá của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, một số vùng biển có hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS) cao. Trong đó sự gia tăng hàm lượng chất hữu cơ và dầu mỡ cũng là những vấn đề cần quan tâm đối với chất lượng nước biển ven bờ trong những năm gần đây.

Một số khu vực cảng biển có hàm lượng dầu mỡ khoáng vượt ngưỡng QCVN. Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động của các tàu thuyền làm rò rỉ nhiên liệu gây ra.

Tính đến tháng 9-2014, các tỉnh, thành phố duyên hải có tổng cộng 44 cảng biển các loại. Đặc biệt, không gian xây dựng cảng biển thường ở những nơi có các hệ sinh thái nhạy cảm và rất giá trị. Điều đó dẫn tới các hoạt động của cảng đều tác động tiêu cực đến sinh thái và môi trường tự nhiên, như làm mất các nơi sinh cư của động thực vật, gây ô nhiễm nước, không khí và đất xung quanh khu vực cảng. Những tác nhân gây ô nhiễm vùng cảng biển lớn nhất là dầu mỡ khoáng, các phế thải trên tàu và phế liệu xây dựng xả xuống biển. Do đó, hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước biển cũng có xu hướng gia tăng tại các khu vực vịnh và cảng biển.

Một số khu vực cảng biển có hàm lượng dầu mỡ khoáng vượt ngưỡng QCVN. Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động của các tàu thuyền làm rò rỉ nhiên liệu gây ra. Tại một số khu vực như Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), biển Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), bãi Trước và bãi Sau (Bà Rịa - Vũng Tàu), hàm lượng dầu mỡ khoáng cũng được phát hiện nhưng chưa vượt QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Phát triển về số lượng cảng biển và mật độ tàu thuyền trong những năm qua làm gia tăng mối đe dọa về ô nhiễm môi trường biển.

Việc đầu tư mở cảng ở những địa phương không có nhiều lợi thế cảng nước sâu trong khi hàng hóa ít, điều kiện tự nhiên không cho phép khiến một số cảng phải làm đê chắn sóng, nạo vét luồng hàng hải, thường xuyên duy tu bảo dưỡng, làm mới hệ thống giao thông đường bộ... thậm chí phá vỡ quy hoạch, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường biển. Đặc biệt, nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ ra biển chưa qua xử lý nên chỉ số vi trùng học luôn ở mức cao. Ở một số cảng đáng báo động là hàm lượng thủy ngân đã vượt ngưỡng cho phép, đơn cử như cảng Vũng Tàu vượt 3,1 lần, cảng Nha Trang vượt 1,1 lần…

Trung tâm quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh Quảng Ninh cho biết: Ô nhiễm dầu mỡ khoáng tại vùng ven bờ Vịnh Hạ Long tại khu vực Cửa Lục - cầu Bãi Cháy, hàm lượng dầu có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011 - 2015, đạt giá trị từ 0,012mg/L đến 0,826mg/L so với quy chuẩn là 0,2mg/L. Khu vực ven bờ bến chợ Hạ Long 1 và khu vực ven bờ cột 5, cột 8 thuộc thành phố Hạ Long hàm lượng dầu mỡ khoáng tuy có xu hướng giảm trong năm 2013 và 2014, nhưng vẫn vượt ngưỡng cho phép trong tất cả các đợt quan trắc.

Do tốc độ phát triển nhanh chóng và việc gia tăng lượng khách du lịch, tăng cường hoạt động xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch; gia tăng nhu cầu sử dụng các giá trị tài nguyên thiên nhiên như các nguồn nước, cảnh quan tự nhiên, bãi biển, hồ nước,... đã gây tác động không nhỏ đến môi trường được thể hiện rõ nét nhất là vấn đề rác thải, nước thải, chất thải độc hại và vấn đề vệ sinh môi trường từ hoạt động du lịch... Tại nhiều khu vực, do hoạt động du lịch phát triển “nóng” vượt năng lực quản lý, hoặc do nhận thức của những người có trách nhiệm và điều hành còn hạn chế nên các hoạt động du lịch đã vượt quá khả năng đáp ứng của tài nguyên thiên nhiên và môi trường, gây tình trạng ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái môi trường về lâu dài. Nhất là công tác vệ sinh tại các khu du lịch ven biển chưa được chú trọng, rác thải chưa được thu gom xử lý triệt để, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân còn kém dẫn tới tình trạng vứt rác, thức ăn thừa bừa bãi trên biển biến bãi biển thành nơi chứa rác khổng lồ, tác động ngược trở lại quá trình phát triển du lịch.

Những nguyên nhân nêu trên đã và đang làm tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng trầm trọng, nguồn tài nguyên từ biển bị suy giảm đáng kể, đòi hỏi phải các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng phải nỗ lực hơn nữa trong công tác ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển từ mọi nguồn, để bảo vệ môi trường sống của chính con người trong hiện tại và tương lai.

Văn Hào

Các tin khác

27/12/2016
27/12/2016
16/12/2016
10/12/2016
2/12/2016
1/12/2016
1/12/2016
29/11/2016
28/11/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Các tin cũ: năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang