Nguồn tin: Báo Nghệ An, 10/12/2017
Ngày cập nhật:
11/12/2017
Lão nông Đậu Tiến Sỹ ở xóm Quỳnh Lưu, xã Tân An, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An triển khai mô hình nuôi cá chạch đồng trên 3 sào ruộng, bước đầu cho thấy hiệu quả.
Mô hình nuôi cá chạch đồng của lão nông Đậu Tiến Sỹ, xóm Quỳnh Lưu, xã Tân An, huyện Tân Kỳ. Ảnh: Quang An
Ông Đậu Tiến Sỹ cho biết: Cách đây 4 tháng, gia đình quyết định cải tạo 3 sào ruộng thành cái ao để thử nuôi cá chạch đồng. Xong xuôi ao ruộng, ông tìm đến một cơ sở sản xuất giống cá chạch ở tỉnh Thái Bình mua 12 vạn con giống (2,2 triệu đồng) về thả.
Ao nuôi được đắp bờ bao xung quanh, rào bằng thép gai, thép B40 cẩn thận. Tuy nhiên, đợt mưa lũ trong tháng 10 khiến ao ngập nước, một số lượng cá chạch thoát ra ngoài.
Ông chịu khó học hỏi kinh nghiệm nuôi cá chạch trên các tài liệu, sách báo, nên sau 4 tháng nuôi thả, từ con giống chỉ bằng cái tăm, đã lớn bằng ngón tay, trọng lượng cứ 45 con đạt 1 kg. Ông Sỹ dự kiến một thời gian ngắn nữa sẽ xuất bán.
Sau 4 tháng nuôi, cá chạch của gia đình ông Đậu Tiến Sỹ đạt trọng lượng 45 con/kg. Ảnh: Xuân Hoàng
Hiện phía công ty cung ứng con giống nhận thu mua cá chạch thương phẩm với giá 80.000 đồng/kg. Theo ông Sỹ cho biết: Cá chạch dễ nuôi, không thấy dịch bệnh, tương đối nhanh lớn.
Đây là mô hình nuôi cá chạch đầu tiên trên địa bàn huyện Tân Kỳ, bước đầu đánh giá là thành công.
Cá chạch đồng là loài ăn tạp, ưa lạnh, thức ăn chủ yếu là phù du, vi sinh vật và cả phụ phẩm nông nghiệp. Nếu ruộng được bón lót đầy đủ có nhiều thức ăn tự nhiên thì có thể giảm thức ăn tinh.
Để chuẩn bị thức ăn cho cá, hộ nuôi theo mô hình cá chạch luồn lúa chủ động đóng phân chuồng đã lên men vi sinh vào bao sau đó thả xuống ruộng. Phân men vi sinh tạo ra màu để nuôi cá đồng thời là môi trường để tạo nguồn thức ăn: vi sinh, giun đỏ cho cá giống. Sử dụng thức ăn men vi sinh cho cá chạch không những tạo môi trường giàu ôxy còn giúp tiết kiệm chi phí xử lý phế thải trong chăn nuôi, đồng thời giảm chi phí mua thức ăn; đồng thời phân vi sinh bón trực tiếp cho lúa giúp tăng năng suất lúa, hạn chế sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu.
Thu hoạch: Sau 5-6 tháng nuôi cá chạch thương phẩm phải đạt kích cỡ 25-40 con/kg có thể thu tỉa hoạc thu toàn bộ để xuất bán.
X.Hoàng - Q. An
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.