Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 30/08/2018
Ngày cập nhật:
2/9/2018
Sâu đục trái sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây có múi.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, trong tháng 8 có 1.847ha cây có múi bị nhiễm các loài sinh vật gây hại (tăng 20ha so với tháng trước). Trong đó, diện tích nhiễm nặng 92ha, nhiễm trung bình 190ha, còn lại nhiễm nhẹ, gồm các loại sâu bệnh như: bệnh greening, vàng lá thối rễ, rệp sáp, sâu đục trái, sâu vẽ bùa, ghẻ, loét... phân bố rải rác trên các vườn của nông dân trong tỉnh. Đối với bệnh chổi rồng và nhện lông nhung vẫn còn gây hại trên nhãn với diện tích nhiễm 60ha; trong đó nhiễm trung bình 5ha, còn lại nhiễm nhẹ. Bệnh nứt thân xì mủ có 333ha, tỷ lệ nhiễm 10 - 30% (tăng 43ha so với tháng trước). Trên cây khóm có 178ha nhiễm các loài sinh vật gây hại như rệp sáp, bệnh thối nõn, héo khô đầu lá do vi-rút... Ngoài ra, còn có bệnh thối rễ chết cành, rệp sáp, sâu đục cành, ruồi đục trái, bệnh thán thư... trên cây mãng cầu. Ngành nông nghiệp tỉnh đã yêu cầu ngành nông nghiệp các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác của người dân trong công tác phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm để đảm bảo năng suất, hiệu quả khi thu hoạch.
Tin, ảnh: THANH TRÚC
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.