• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Trị: Người dân xã Húc có thêm thu nhập nhờ cây quýt vàng

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 07/01/2018
Ngày cập nhật: 9/1/2018

Thời gian qua, bên cạnh cây sắn và cà phê, nhiều người dân xã Húc (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã tận dụng những diện tích đất trống tiến hành trồng cây quýt vàng. Theo thống kê, hiện toàn xã có gần 10 ha quýt đã cho thu hoạch, mang lại thu nhập không nhỏ cho người dân.

Cây quýt vàng mang lại thu nhập tương đối khá cho người dân ở xã Húc

Theo giới thiệu của ông Hồ Văn Ka Rai, Chủ tịch UBND xã Húc, chúng tôi đến vườn quýt của Pỉ Châu ở thôn Tà Rùng. Trao đổi với chúng tôi, Pỉ Châu cho biết, vườn quýt của gia đình bà được trồng cách đây khoảng 15 năm. Hiện nay vườn quýt có khoảng trên dưới 100 gốc, hàng năm cho thu hoạch từ 40 - 50 kg/gốc. Theo Pỉ Châu, năm nay mặc dù thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều nhưng cây quýt vàng vẫn sây quả. Với giá bán bình quân tại vườn từ 3.000 - 5.000 đồng/kg tùy theo chất lượng quả, dự kiến sau vụ thu hoạch này sẽ mang lại cho gia đình bà nguồn thu từ 10 -15 triệu đồng. “Từ sáng đến giờ tôi hái đến gùi thứ ba rồi đấy. Quýt hái xuống là có người vào mua tận nơi. Mỗi gùi như thế này tôi bán được từ 50 - 70 ngàn đồng”, Pỉ Châu cho hay.

Cũng ở tại thôn Tà Rùng, khi được hỏi về hiệu quả mang lại từ cây quýt vàng, chị Hồ Thị An cho biết, gia đình chị trồng 20 gốc quýt trên diện tích đất rẫy của gia đình. Năm ngoái 20 cây quýt này đã cho thu hoạch lứa đầu tiên với khoảng 5 - 10 kg/gốc. Năm nay dự kiến mỗi cây quýt sẽ cho thu hoạch từ 40 - 50 kg. Khác với Pỉ Châu, chị An mang ra tận chợ Khe Sanh bán lại cho các đầu mối thu mua để được giá cao hơn. “Bán tại vườn thì chỉ được từ 3.000 - 5.000 đồng/kg, trong khi đem ra chợ bán thì được từ 5.000 - 7.000 đồng/kg, quả đẹp thì 10.000 đồng/kg. Nhà tôi ít cây hơn, thu hoạch được ít hơn nên chịu khó đem ra chợ bán cho được giá cao hơn”, chị An chia sẻ.

Theo ông Hồ Văn Ka Rai, người đầu tiên đưa cây quýt vàng vào trồng ở xã Húc là Pả Rư ở tại thôn Húc Thượng từ năm 1984. Ban đầu ông chỉ trồng vài cây trên diện tích đất rẫy với mục đích lấy bóng mát làm chỗ nghỉ ngơi khi đi làm rẫy và lấy trái ăn để giải khát. Nhưng đến khi cây quýt cho quả, thấy nhiều người tìm đến hỏi mua nên nhiều người dân trong xã mới bắt đầu trồng theo. Theo thống kê, hiện toàn xã có gần 10 ha quýt vàng đã cho thu hoạch, tập trung chủ yếu ở các thôn Tà Rùng, Tà Núc, Cu Dong, Húc Thượng, Ta Cu. Bình quân mỗi hộ trồng từ 20 - 30 cây. Những hộ trồng nhiều như hộ ông Hồ Văn Tình, Tà Ho, Hồ Văn Tho có trên dưới 100 gốc.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, địa bàn xã Húc có điều kiện khí hậu, đất đai rất phù hợp với cây quýt vàng. Quả quýt khi chín có màu vàng đẹp, vỏ mỏng cùng với vị chua thanh rất đặc trưng. Cây quýt vàng sau khi xuống giống từ 4 - 5 năm là bắt đầu cho thu hoạch. Trung bình mỗi cây cho thu hoạch từ 40 - 60 kg quả, nếu chăm sóc tốt thì có thể cho thu hoạch trên dưới 1 tạ/cây. Thời gian thu hoạch kéo dài từ cuối tháng 10 - đến hết tháng 12. Đặc biệt, việc trồng và chăm sóc cây quýt vàng rất đơn giản, ít tốn công chăm sóc. Từ lúc xuống giống cho đến khi cây cho quả người dân chỉ phát quang vườn cây, làm cỏ chứ không cần bón phân hay sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào. Nhờ vậy sản phẩm bán ra đảm bảo sạch và được thị trường ưa chuộng.

Chị Trần Thị Hoa, một trong những tiểu thương đang thu mua quả quýt vàng này ở chợ Khe Sanh cho biết, bình quân mỗi ngày chị bán lẻ từ 40 - 50 kg với giá từ 8.000 - 12.000 đồng/ kg, còn lại chủ yếu là nhập đi Hà Nội và Nghệ An từ 1 - 2 tạ mỗi ngày. Chị Hoa còn tiết lộ, hiện nay bên cạnh những tiểu thương thu mua tại chợ thì còn có nhiều người kinh doanh quả quýt vàng này qua internet. Họ tìm vào tận nương rẫy của người dân đặt mua quả quýt vàng rồi đóng thùng gửi đi các tỉnh phía Bắc. “Theo tìm hiểu của chúng tôi thì do quả quýt vàng có vị chua thanh đặc trưng, cộng với việc đảm bảo sạch nên rất phù hợp để giải khát cũng như việc chế biến thuốc ho”, chị Hoa cho hay.

Có thể nói, cây quýt vàng góp phần nâng cao đời sống cho người Vân Kiều ở xã Húc. Tuy nhiên, để cây quýt vàng phát triển bền vững rất cần có sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn trong việc tư vấn kỹ thuật, tìm kiếm đầu ra ổn định để người dân yên tâm hơn trong sản xuất.

Thục Quyên

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang