Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 14/01/2018
Ngày cập nhật:
15/1/2018
Dừa hồ lô từ vườn nhà anh Võ Hoàng Bửu.
Sau hơn một năm mày mò, anh Võ Hoàng Bửu ở khóm Đông Thuận (phường Đông Thuận - TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) đã thành công trong tạo hình hồ lô cho trái dừa xiêm lùn, sẵn sàng cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán 2018.
Anh Võ Hoàng Bửu cho biết, trước đây nhà chỉ trồng dừa uống nước như bình thường. Khi xem báo đài, thấy nhiều nơi nông dân tạo dáng lạ, khắc chữ… cho dừa mang lại giá trị kinh tế cao nên vợ chồng anh nuôi ý định “tạo hình hồ lô cho trái dừa nhà”.
Nghĩ là làm, họ bắt đầu đầu tư thời gian, tâm sức, chi phí… để tạo hình trái dừa. Anh chia sẻ, đó là một quá trình rất kỳ công cũng không ít lần thất bại. Khó nhất là tìm loại vòng phù hợp để vô khung cho trái dừa: “Bắt đầu từ cọng dây chì đứt lên đứt xuống rồi thử qua nhiều loại vòng khác nhau mới tìm ra loại vòng phù hợp như bây giờ”.
Chưa hết, còn phải tìm vật liệu mềm lót phía trong chiếc vòng để tránh trái dừa bị cấn, xấu xí trong quá trình lớn. Công đoạn vô khung để tạo hình cũng không hề đơn giản bởi phải “canh me” trái dừa lớn cỡ “trái cam mật” (hơn tháng tuổi) và chọn kích thước khung vừa vặn với từng cỡ trái.
Trong quá trình tạo hình hồ lô, dừa bị nứt, rụng khoảng 20- 30%.
Bên cạnh, phải chú ý chọn những buồng trái thưa, ít chèn ép. Còn chuyện vô khung phải đứng suốt dưới gốc hay ngồi trên đọt dừa hàng giờ- nguy hiểm, tê hết tay chân là chuyện bình thường.
“Thắt eo” để tạo dáng xong, phải chú ý các biện pháp “dưỡng da”, chăm sóc chu đáo đến khi hồ lô dừa được chừng 4 tháng tuổi là thời điểm đẹp nhất để cho ra thị trường. Theo anh Bửu, trái dừa hồ lô đẹp thì da phải sáng mịn, không tì vết; dáng đẹp- không méo mó, cân đối ba vòng: vòng một và vòng ba tròn trịa, vòng eo vừa vặn...
Dẫn chúng tôi ra vườn dừa lũ khũ hồ lô xinh xắn, anh Bửu cho biết, hiện có khoảng 30- 40 cặp dừa hồ lô trên cây đã sẵn sàng cho thị trường tết năm nay. “Vừa rồi có thương lái đến mua đi Hà Nội nhưng chưa được giá nên chưa bán”- anh nói.
Nhặt một trái dừa hồ lô “trong số mấy cặp hồ lô đẹp nhất vườn” nhưng đã bị nứt, rụng xuống gốc, anh chặc lưỡi: “Tỷ lệ hao hụt do trái nứt, rụng khoảng 20- 30%”.
Đầu tư để có trái dừa hồ lô tốn gấp đôi chi phí và gấp nhiều lần tâm sức so với trái dừa bình thường. Nhưng bù lại, giá trị kinh tế rất cao. Nhất là, khi đã tạo hình thành công dừa hồ lô thì vui lắm vì có thể cung cấp cho thị trường sản phẩm kiểu dáng lạ do chính tay mình làm ra.
Anh Bửu mong muốn có đầu ra ổn định để năm tới có thể mở rộng đầu tư hơn. Chưa dừng lại, anh còn chia sẻ dự định tạo ra mẫu sản phẩm mới từ dừa với “giá trị kinh tế cao hơn dừa hồ lô và sẽ là sản phẩm mà trên thị trường chưa có”.
Tuyết Hiền
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.