Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Tiền Giang, 4/8/2018
Ngày cập nhật:
6/8/2018
Thời gian qua, việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã mang lại nhiều kết quả khả quan, giúp nông dân vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Trong đó phải kể đến mô hình trồng thanh long ruột đỏ năng suất cao của ông Võ Văn Dũng, ở ấp Hòa Thuận, xã Thạnh Hòa, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Ông Dũng cho biết, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, lại có ít đất sản xuất, năm 2010, ông rời nơi "chôn nhau cắt rốn" ở quê hương xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy đến xã Thạnh Hòa, huyện Tân Phước mua 1,3 ha đất khóm để lập nghiệp. Những năm đầu, gia đình ông vẫn bám trụ với cây khóm vì đây là loại cây trồng được xem là cây chủ lực của huyện Tân Phước, hiệu quả của cây khóm mang lại khá cao, tuy nhiên về sau, do đất bị thoái hóa dần, cây khóm kém phát triển, giá cả bấp bênh, thậm chí lỗ nặng.
Do vậy, năm 2014, ông Dũng quyết định đầu tư chuyển sang trồng cây thanh long ruột đỏ. Ban đầu, gia đình ông chỉ trồng thử nghiệm 0,3 ha giống cây thanh long ruột đỏ. Do chưa có kinh nghiệm, chưa nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long, thời gian đầu ông gặp không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế không cao, lại thiếu vốn để đầu tư mua giống, làm trụ, nên không thể phát triển mô hình.
Năm 2016, ông Dũng tham gia lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng thanh long do Hội Nông dân xã phối hợp với các ngành chức năng huyện mở tại xã Thạnh Hòa, từ đó ông áp dụng những kiến thức đã được trang bị vào chăm sóc cây thanh long đạt hiệu quả. Đồng thời, được sự quan tâm của Nhà nước cùng với chính sách cho nông dân vay vốn phát triển kinh tế, năm 2016, gia đình ông đã vay 20 triệu đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phước, để mở rộng diện tích trồng thanh long.
Ông Dũng chia sẻ: "Trồng thanh long không khó, chỉ cần nắm chắc được kỹ thuật, như: Tỉa bớt cành, chỉ để từ 1 đến 2 cành cây sẽ ra quả nhanh, mỗi cây để khoảng 4 trái thì trái sẽ to hơn. Chỉ nên bón phân đạm lúc cây đang ra ngọn; bón phân lân, kali để cây ra trái ngọt hơn, ngoài ra cần bón thêm phân chuồng, rải trấu xung quanh gốc cây để hạn chế cỏ mọc".
Đến nay, gia đình ông Dũng đã có thể tự nhân giống thanh long để trồng. Ông Dũng hiện đang đầu tư trồng cây thanh long ruột đỏ toàn bộ 1,3 ha diện tích đất của gia đình, mỗi năm cho thu nhập trên 400 triệu đồng. Nhờ đó, gia đình ông xây dựng được nhà cửa kiên cố, sắm sửa đầy đủ tiện nghi. Bên cạnh, ông còn tận tình chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng thanh long, hỗ trợ cây giống cho bà con xung quanh.
Minh Út
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.