Nguồn tin: Tổng cục Thủy sản, 24/12/2018
Ngày cập nhật:
25/12/2018
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I tại “Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2015-2018 và bàn giải pháp triển khai trong thời gian tới”, kết quả quan trắc môi trường nước cấp vùng nuôi tôm nước lợ tại khu vực phía Bắc trong giai đoạn 2015 - 2018 cho thấy, hầu hết các thông số pH, NH3, OSS và tảo độc hại có giá trị nằm trong giới hạn cho phép. Các thông số Nhiệt độ, độ kiềm, N-NO2-, H2S, COD, TSS và Vibrio tổng số vượt giới hạn cho phép từ 5,96 – 34,96%. Trong đó, theo dõi nhiệt độ hàng ngày từ năm 2015 – 2017 cho thấy, trong khoảng tháng 5-6 xảy ra hiện tượng thời tiết thường thay đổi bất thường (nắng mưa xen kẽ trong ngày), trời oi bức dẫn đến nhiệt độ và pH biến động trong ngày lớn.
Ảnh minh họa
Độ mặn các điểm quan trắc dao động từ 0 - 38‰. Độ mặn xuống thấp 0-4‰ vào các thời điểm mưa bão và hoàn lưu bão gây lũ lụt vào các tháng 7, 8 và 9 hoặc những vùng nuôi bị ảnh hưởng của nguồn nước ngọt nội đồng.
Tầm soát vi khuẩn gây bệnh AHPND có mặt trong nguồn nước bằng kỹ thuật sinh học phân tử năm 2017 chỉ phát hiện 07 mẫu có vi khuẩn AHPND, năm 2018 đã phát hiện có 82 mẫu có vi khuẩn AHPND, xuất hiện nhiều trong các tháng từ 5 đến tháng 10. Trong đó, tại Nam Định có 30% (12/40), Hà Tĩnh 35% (21/60), Quảng Bình 7,5% (15/40), Quảng Trị 47,5% (19/40) và Thừa Thiên Huế 37,5% (15/40) tổng số mẫu của mỗi tỉnh.
Kết quả phân tích Phenol và Fe năm 2018 đều thấp hơn năm 2016 (0,051 mg/l) và 2017 (0,005 – 0,014 mg/l và 0,06 – 0,754 mg/l), trong khi đó hàm lượng As ghi nhận được trong năm 2018 cao hơn năm 2016 (0,012 mg/l) nhưng lại thấp hơn năm 2017 (0,005 – 0,045 mg/l). Năm 2017, vẫn ghi nhận 3 – 5 mẫu có As và Fe vượt giới hạn cho phép nhưng năm 2018 không ghi nhận mẫu As và Fe vượt giới hạn cho phép.
Phân tích các kim loại nặng Cd, Hg, Cu và thuốc BVTV trong 11 điểm khu vực nguồn nước cấp vùng nuôi tôm nước lợ đã xác định được 2/22 mẫu Cd vượt giới hạn từ 1,2 – 1,4 lần, thấp hơn số mẫu Cd vượt giới hạn năm 2017 (3/22 mẫu). Hàm lượng Cd ghi nhận được trong năm 2018 dao động từ 0,003 – 0,007 mg/l, thấp hơn năm 2017 (0,005 – 0,008 mg/l).
Các chỉ tiêu Hg và Cu đều có giá trị thấp hơn giới hạn cho phép, riêng chỉ tiêu thuốc BVTV họ cúc và họ Carbamat đã không phát hiện trong các mẫu kiểm tra năm 2017 và 2018. Hàm lượng Hg (< 0,001 mg/l) và Cu (0,025 – 0,092 mg/l) ghi nhận được trong năm 2018 đều thấp hơn năm 2017 (Hg dao động từ < 0,001 – 0,005 mg/l và Cu dao động từ 0,014 – 0,189 mg/l).
Trong giai đoạn năm 2015-2018, Tổng cục Thủy sản đã phê duyệt kế hoạch triển khai nhiệm vụ quan trắc môi trường thường xuyên, giao các Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (NTTS) I, II, III và Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm kiệm và Kiểm định nuôi trồng thủy sản phối hợp với một số địa phương triển khai quan trắc và giám sát môi trường định kỳ tại các vùng NTTS tập trung trên các đối tượng nuôi chủ lực (ngao, tôm nước lợ, tôm hùm, cá tra, cá rô phi) tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Theo đó, bản tin kết quả quan trắc được thông báo và khuyến cáo kịp thời đến cơ quan quản lý địa phương và cơ sở nuôi (đối với cơ sở nuôi được giám sát) bằng hình thức email, gọi điện trực tiếp nhằm góp phần hạn chế thấp nhất biến động của môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi.
Văn Thọ
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.