Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 9/5/2018
Ngày cập nhật:
10/5/2018
Là một kỹ sư điện và đang làm việc đúng ngành nghề, ông Lâm Thanh Hùng vẫn dành sự say mê cho “nghề tay trái” - làm nông. Hiện ông Hùng đang thử nghiệm mô hình nhà màng nuôi tôm kết hợp trồng rau thủy canh với diện tích 300m² (tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TPHCM), kết quả bước đầu khá thành công.
Áp dụng nuôi tôm, trồng rau thủy canh trong nhà màng
Đến nay, ông Hùng đã thu hoạch được 2 vụ rau, trung bình khoảng 35kg, lợi nhuận thu được 15 triệu đồng. Nhờ trong nhà màng có môi trường sạch, ông triển khai nuôi tôm với mật độ 150 con/m² - cao gấp 3 lần so với nuôi bên ngoài, chỉ được 50 con/m². Ước tính thu hoạch tôm khoảng 800kg (40 - 45 con/kg), lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng/mùa vụ.
Với diện tích 300m² nói trên, nếu đầu tư riêng lẻ thì trồng rau thủy canh phải tốn 200 triệu đồng, nuôi tôm là 300 triệu đồng; còn kết hợp “2 trong 1” thì chỉ đầu tư 395 triệu đồng, rẻ hơn khoảng 70%. Về hình thức thực hiện: Nhà màng có lưới che nắng giảm nhiệt độ cho tôm. Có tổng cộng 6 ao nhỏ, trong đó có một ao lắng để có nhiệt độ cùng chung môi trường, dùng nước ao này thay nước 5 ao còn lại nhằm tránh cho con tôm không bị sốc nhiệt. Hệ thống rau thủy canh được làm bằng tôn lượn sóng lót miếng xốp có khe giống như ống thủy canh, nhờ đó giảm chi phí rất nhiều. Hệ thống bơm hồi lưu, cung cấp nước cho rau rồi trở về lại bồn; cài đặt thời gian bơm khoảng 20 phút thì dừng khoảng 5 phút, do rau không cần phải cung cấp dinh dưỡng liên tục.
Ông Lâm Thanh Hùng cho biết, trong những chuyến công tác nước ngoài, ông đã được tham quan nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao rất hay, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị. Mô hình nói trên được ông học hỏi từ nước ngoài về cách làm nhà màng nuôi cá trên biển. Ông Hùng nghĩ, trên biển còn làm được thì tại sao vùng đất nhiễm phèn Nhà Bè lại không thể áp dụng. Tuy không được học hành bài bản về nông nghiệp, nhưng nhờ chí thú tìm hiểu kỹ thuật cộng thêm được sự hướng dẫn của nhiều nông dân trong khu vực nên ông Hùng mạnh dạn thực hiện. Sau đợt thu hoạch tôm, ông Hùng sẽ triển khai nhân rộng để nâng giá trị sản xuất trên đất, phù hợp với tình trạng đô thị hóa khiến quỹ đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp.
Theo UBND huyện Nhà Bè, tuy nhiều nông dân địa phương muốn mở rộng sản xuất nhưng điều kiện lại hạn chế do vùng quy hoạch không ổn định. Việc đầu tư công nghệ cao trong nông nghiệp cần có thời gian dài, mà quy hoạch Khu công nghiệp Hiệp Phước lại không có thời gian cụ thể về việc triển khai thực hiện, chỉ tạm thời ổn định đến năm 2020, khiến nhiều nông dân e ngại khi muốn đầu tư sản xuất. Hiện huyện đang quy hoạch khu dân cư phân tán gắn với sản xuất nông nghiệp ở xã Long Thới và xã Nhơn Đức. Tuy nhiên, người dân ở Hiệp Phước không thể dùng tiền đền bù giải tỏa để mua đất ở Long Thới và Nhơn Đức, do chêch lệch giữa giá bồi thường và giá mua đất quá cao.
THANH HẢI
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.