Nguồn tin: Báo Bắc Ninh, 22/02/2019
Ngày cập nhật:
24/2/2019
Sau nhiều năm chăn nuôi lợn siêu nạc, ông Nguyễn Xuân Thu, thôn Đổng Lâm, xã Quỳnh Phú (Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) nhận thấy nuôi lợn siêu nạc quy mô nhỏ chịu nhiều rủi ro về giá cả, dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường do nguồn chất thải, gia đình ông chuyển dần sang chăn nuôi lợn rừng, hiệu quả mang lại cao hơn hẳn.
Những năm trước đây, trang trại của gia đình ông Nguyễn Xuân Thu thường xuyên nuôi 30 lợn lái ngoại, 200 lợn thương phẩm siêu nạc, ngoài ra mỗi lứa nuôi hàng nghìn con ngan, vịt, sản lượng thịt hơi xuất chuồng hàng năm trên 30 tấn. Năm 2017 gia đình ông Thu chuyển một phần diện tích chuồng trại sang nuôi lợn rừng, bởi đây là vật nuôi có giá bán luôn ổn định, ít chịu dịch bệnh, thức ăn dễ kiếm, đầu ra tiêu thụ thuận lợi và tốn ít công chăm sóc. Ông Thu chia sẻ: Nhu cầu thịt lợn rừng rất lớn, khi có lứa lợn được xuất bán là thương lái đến đặt mua ngay, nhiều khi không có lợn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Hiện nay, gia đình ông phát triển đàn lợn rừng sinh sản lên 11 con, đàn lợn thương phẩm trên 100 con. Chăn nuôi lợn rừng đòi hỏi tuyển chọn đàn lợn bố mẹ chuẩn, thuần chủng. Lợn lái mỗi năm sinh sản 2 lứa, mỗi lứa khoảng 10 con. Lợn con theo mẹ khoảng 2 tháng, khi được từ 4-5 kg là tách mẹ, chuyển sang nuôi thương phẩm. Để đàn lợn phát triển khỏe mạnh, ông Thu phân loại lợn theo từng lứa để chăn nuôi riêng. Cũng như nuôi lợn siêu nạc, đàn lợn rừng cũng được tiêm các loại văcxin phòng trừ các bệnh lở mồm, long móng, dịch tả, tụ huyết trùng. Thức ăn cho lợn chủ yếu là rau xanh, ngô, khoai, cây chuối, cám gạo... Lợn con sau khi tách mẹ nuôi khoảng 1 năm sẽ đạt trọng lượng từ 40-50 kg thì được xuất bán. Tùy theo từng thời điểm có giá bán từ 100 - 120 nghìn đồng/kg lợn hơi. Theo tính toán mỗi con lợn rừng sau 1 năm cũng cho thu khoảng 5 triệu đồng, trong khi đó chi phí chăn nuôi không đáng kể, tính riêng từ đàn lợn rừng gia đình ông thu khoảng 500 triệu đồng.
Từ hiệu quả chăn nuôi lợn rừng, ông Thu dự định trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi phát triển đàn lợn rừng bố mẹ khoảng 20 con, để tận dụng chuồng trại chăn nuôi lợn siêu nạc từ trước, phát triển nuôi bò sinh sản, bởi đây là vật nuôi có đầu ra tiêu thụ tốt, chi phí chăn nuôi không cao, ít chịu dịch bệnh. Ông Nguyễn Xuân Thu cho biết cùng với diện tích khoảng 1,5 ha ao nuôi cá, diện tích ruộng cấy lúa sẽ được chuyển đổi sang trồng chuối và cỏ voi để tận dụng thân cây chuối làm thức ăn cho bò và lợn, như vậy sẽ chủ động được nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi.
Bằng nghị lực và sự năng động sáng tạo, ông Thu luôn tìm tòi, học hỏi tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế gia đình, xứng đáng trở thành hình mẫu của người nông dân trong thời kỳ đổi mới.
Nguyễn Văn Khôi
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.