Nguồn tin: Báo Khánh Hòa, 14/03/2019
Ngày cập nhật:
17/3/2019
Những ngày qua, người nuôi heo tại 3 xã cánh bắc của huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) lo lắng khi bệnh lở mồm long móng trên đàn heo đã xuất hiện tại địa phương. Bà Nguyễn Thị Hơi - thôn Suối Sâu, xã Khánh Đông có 19 con heo. Trong đó, 11 con đã nuôi được 5 tháng, chuẩn bị xuất chuồng, 8 con còn lại là heo nhỏ, được bà mua từ Đất Sét (xã Diên Xuân, huyện Diên Khánh). Tuy nhiên, sau khi mua heo giống về được vài tuần, bà Hơi phát hiện đàn heo có triệu chứng nhiễm bệnh. Heo lớn lở móng, heo con đi tiêu chảy. Bà Hơi đã báo cán bộ thú y của xã, huyện đến kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả đàn heo nhà bà bị bệnh lở mồm long móng, không còn khả năng cứu chữa, phải tiêu hủy.
Tiêu độc khử trùng số heo bị nhiễm bệnh lở mồm long móng chuẩn bị đi tiêu hủy.
Cùng thời gian này, đàn heo 13 con của hộ ông Đinh Văn Thái ở thôn Bến Lễ, xã Khánh Bình và đàn heo 6 con của hộ ông Trần Trọng Tài ở thôn Ba Cẳng, xã Khánh Hiệp cũng mắc bệnh lở mồm long móng. Trạm thú y huyện đã cử cán bộ xuống địa bàn lấy mẫu gửi về Chi cục Thú y vùng 6 để xét nghiệm. Kết quả đàn heo của các gia đình trên đều có vi rút dương tính với bệnh lở mồm long móng, không có vi rút dịch tả heo châu Phi.
Theo Trạm Thú y huyện Khánh Vĩnh, tính đến ngày 12-3, số heo bị nhiễm bệnh lở mồm long móng trên địa bàn huyện có 38 con. Địa phương và hộ dân đã tiến hành tiêu hủy 2 đợt số heo mắc bệnh trên.
Khánh Vĩnh hiện có 7 trang trại nuôi heo. Trong đó, trang trại nuôi heo thịt có quy mô từ 750 con đến 2.500 con và trang trại nuôi heo nái có tổng lớn nhất là 2.400 con. Còn lại đa số người dân chăn nuôi nhỏ lẻ. Năm 2018, mạng lưới thú y huyện, xã đã triển khai 4 đợt phòng, chống dịch cho đàn gia súc, trong đó đàn heo đã được tiêm phòng bệnh tả. Những năm qua, dịch lở mồm long móng không xuất hiện trên đàn heo. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, ngoài yếu tố khách quan do thời tiết diễn biến phức tạp, thì công tác vệ sinh phòng bệnh cho đàn gia súc của người dân còn chủ quan. Bên cạnh đó, một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số thường chăn nuôi heo thả rông, nên chỉ cần một con nhiễm bệnh thì sẽ mau chóng lây lan dịch ra địa bàn…
Ông Đinh Kim Cương - Trưởng Trạm Thú y huyện Khánh Vĩnh khuyến cáo: “Khi người dân phát hiện gia súc, gia cầm chết nghi ngờ mắc dịch bệnh truyền nhiễm, cần cấp báo chính quyền địa phương và cơ quan thú y để xử lý dịch bệnh kịp thời, tránh lây lan. Các đơn vị chức năng cần phối hợp chính quyền tuyên truyền để người dân nắm bắt thông tin có biện pháp phòng và ngăn chặn dịch bệnh”.
Được biết, Trạm Thú y Khánh Vĩnh đã cấp vắc xin cho cơ sở để triển khai tiêm phòng định kỳ đợt 1 năm 2019 cho đàn gia súc tại 14 xã, thị trấn. Trong đó, đã cấp 5.025 liều vắc xin tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò; cấp 3.175 liều vắc xin dịch tả phòng bệnh cho đàn heo. Hiện nay, trong kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc của huyện chưa có vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng cho đàn heo nên người nuôi cần tự thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh lở mồm long móng cho đàn heo cũng như phòng dịch tả heo châu Phi có thể xảy ra theo sự hướng dẫn của cán bộ thú y địa phương.
Kim Oanh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.