Nguồn tin: Khuyến Nông VN, 09/01/2019
Ngày cập nhật:
11/1/2019
Với mục tiêu giúp người chăn nuôi phát triển theo hướng an toàn, bền vững, đồng thời tận dụng được các phụ phẩm trong nông nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, năm 2018, Trạm Khuyến nông Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) đã phối hợp với xã Hà Yên triển khai mô hình "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng men vi sinh trong chăn nuôi lợn thịt theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm" với quy mô 48 con, 6 hộ tham gia, mỗi hộ 8 con lợn nuôi trong 3 tháng.
Sau khi triển khai mô hình, các hộ được tham dự lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt an toàn trong nông hộ; kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt sử dụng thức ăn ủ men vi sinh; công tác thú y trên lợn thịt...; được cấp 100% giống, 30% vật tư chăn nuôi thiết yếu. Các hộ đối ứng về chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, thùng ủ thức ăn, đầu tư tiền điện và bố trí nhân công. Bên cạnh đó, mô hình luôn được cán bộ kỹ thuật hỗ trợ, hướng dẫn cách chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi tình hình phát triển và phòng bệnh cho đàn lợn.
Kết quả sau 3 tháng nuôi, tỷ lệ lợn sống đạt 100%, khối lượng trung bình toàn đàn đạt 82,4 kg/con, tăng trọng bình quân 21,5kg/con/tháng. Bình quân một hộ nuôi 8 con lợn chi phí hết gần 29.500.000 đồng, với giá bán 55.000 đồng/kg lợn hơi, các hộ chăn nuôi thu được trên 35.000.000 đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 6 triệu đồng/hộ.
Sử dụng men vi sinh đã giúp lợn tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Mô hình chăn nuôi lợn áp dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng men vi sinh đã giúp lợn tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ mắc bệnh. Do đó, hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh, thuốc thú y trong chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi.
Tại hội nghị nhân rộng và tổng kết mô hình, các đại biểu, bà con nông dân đánh giá cao hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả của việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. Tâm sự với chúng tôi, hộ gia đình ông Lại Văn Can, thôn 4, xã Hà Yên cho biết: “Mô hình hết sức thiết thực, khi tham gia mô hình chúng tôi đã biết áp dụng các kỹ thuật mới vào chăn nuôi như: kỹ thuật lên men thức ăn, sử dụng thức ăn lên men vi sinh, phòng và trị bệnh cho lợn... Chúng tôi sẽ tiếp tục áp dụng, tuyên truyền, hướng dẫn các hộ khác thực hiện để mô hình đạt hiệu quả cao hơn nữa”.
Mô hình “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng men vi sinh trong chăn nuôi lợn thịt theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” thành công đã làm thay đổi nhận thức của người dân, mở rộng quy mô, phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, nâng cao thu nhập, góp phần sớm hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Thu Hiền - TT Khuyến nông Thanh Hóa
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.