Nguồn tin: Báo Bắc Giang, 29/04/2019
Ngày cập nhật:
30/4/2019
Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) diễn biến phức tạp, nhiều địa phương, người chăn nuôi trong tỉnh Bắc Giang chủ quan, lơ là trong việc phòng, chống khiến bệnh DTLCP lây lan nhanh, khó kiểm soát. Toàn tỉnh đã có gần 14 nghìn con lợn bị chết phải tiêu hủy.
Các chốt kiểm soát vận chuyển động vật phải bảo đảm đủ quân số, tổ chức trực 24/24 giờ, kịp thời ngăn chặn các trường hợp vi phạm. Ảnh: Các phương tiện ra, vào địa bàn xã Đoan Bái (Hiệp Hòa) được phun thuốc khử trùng.
Trước tình hình trên, ngày 27-4, Sở Nông nghiệp và PTNT có công văn đề nghị các huyện, TP thực hiện Tháng cao điểm phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn toàn tỉnh từ nay đến hết tháng 5-2019.
Cụ thể, các địa phương huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc phòng, chống dịch bệnh tại các xã, phường, thị trấn; kịp thời biểu dương các đơn vị thực hiện tốt và phê bình, chấn chỉnh đối với các địa phương để dịch bệnh lây lan, nâng cao vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thôn, xã.
Các huyện, TP bố trí kinh phí bổ sung cho phòng, chống dịch, đặc biệt là kinh phí cho bảo hộ lao động, dụng cụ chôn hủy, hóa chất. Công văn cũng đề nghị các huyện, TP tập trung vào các khâu như: Tuyên truyền; tập huấn; vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng, chống dịch bệnh; quản lý, giám sát; chấn chỉnh công tác kiểm soát vận chuyển tại các trạm, chốt kiểm soát động vật; việc thực hiện quy trình chôn hủy lợn bệnh; tiêm vắc-xin phòng dịch và thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình dịch bệnh…
Người chăn nuôi ở xã Yên Lư (Yên Dũng) chở lợn chết đi chôn hủy nhưng không thực hiện các biện pháp phòng dịch như che bạt, phun thuốc sát trùng…
Để Tháng cao điểm phòng, chống bệnh DTLCP đạt hiệu quả, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị các địa phương trong toàn tỉnh: Hằng tuần, vào chủ nhật thực hiện tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi; rà soát kênh mương, vớt xác lợn chết ngoài môi trường để chôn hủy, tránh làm lây lan dịch bệnh.
Các hộ có lợn ốm, chết buộc chôn hủy phải thu gom chất thải để chôn hủy hoặc đốt trước khi tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất tại khu vực chuồng lợn bệnh. Tuyệt đối không rửa chuồng, tránh mầm bệnh lây lan. Tần suất phun 1 lần/ngày, liên tục trong vòng một tuần, 2-3 tuần tiếp theo thực hiện 3 lần/tuần. Các địa bàn còn lại phun hóa chất, rắc vôi bột 1 lần/tuần và rắc vôi bột bổ sung sau mưa. Các huyện, TP ngoài tăng cường dùng vôi bột tiêu độc khử trùng cần hướng dẫn người dân diệt chuột để hạn chế sự phát sinh và lây lan mầm bệnh…
PV
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.