Nguồn tin: Báo Hà Giang, Thứ Sáu, 11/01/2019
Ngày cập nhật:
14/1/2019
Đến Mèo Vạc (Hà Giang) những ngày này, không chỉ thấy màu xanh mát mắt của những vạt cỏ phục vụ chăn nuôi đại gia súc; trên các triền núi, hoa bạc hà nở rộ màu tím biếc trong tiết trời lành lạnh, đây cũng là lúc vào mùa mật ong bạc hà.
Anh Sùng Mí Chả, thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi (Mèo Vạc) kiểm tra đàn ong của gia đình.
Là huyện có điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Bạc hà, vì thế nuôi ong lấy mật hoa Bạc hà là một nghề có từ lâu đời ở Mèo Vạc. Năm 2018, toàn huyện Mèo Vạc có 14.600 đàn ong, tăng trên 2.000 đàn so với niên vụ 2017; sản lượng mật thu hoạch ước đạt 58.400 lít, với giá bán dao động từ 400 – 500 ngàn đồng/lít, giá trị sản lượng mật ong Bạc hà ước đạt 26 tỷ đồng. Đồng chí Ma Quốc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: “Huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền cho người dân về Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh. Qua đó một số gia đình mạnh dạn vay vốn mở rộng quy mô nuôi ong. Đặc biệt, việc áp dụng quản lý phát triển đàn ong của địa phương thông qua chứng nhận chỉ dẫn địa lý mật ong Bạc hà Mèo Vạc đã tạo động lực khuyến khích phát triển nghề nuôi ong trên địa bàn”.
Từ hình thức nuôi quảng canh, đến nay người dân đã có ý thức nuôi ong để phát triển kinh tế gia đình, nhiều hộ có từ 20 - 30 đàn ong trở lên. Gia đình anh Sùng Mí Chả, thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, có tổng đàn ong nhiều nhất thôn. Anh Chả cho biết: “Gia đình bắt đầu nuôi ong được 5 năm trên nương rẫy, năm đầu vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên chỉ nuôi 20 đàn, sau khi nhận thấy lợi nhuận từ nghề nuôi ong mang lại, gia đình tôi đã đầu tư tăng lên 50 đàn ong. Từ khi tăng đàn ong, mỗi vụ gia đình thu từ 40 - 50 triệu đồng”.
Hợp tác xã Tuấn Dũng là cơ sở chính nuôi, thu mua mật ong Bạc hà của huyện. Nhằm nâng cao thương hiệu và giữ vững chất lượng, HTX đã mở rộng số lượng và quy mô nuôi ong trên địa bàn các xã có nhiều hoa Bạc hà như: Sủng Trà, Sủng Máng, Tả Lủng, Lũng Pù…; cử người xuống hướng dẫn các hộ gia đình kỹ thuật nuôi, lấy mật bằng cách quay cầu và thu mua mật ong thành phẩm, tạo đầu ra ổn định cho các hộ nuôi ong. Hiện HTX có trên 2.000 đàn ong, cùng với thu mua lượng mật ong thành phẩm, mỗi vụ HTX sản xuất và tiêu thụ từ 12 đến 15 nghìn lít mật ong, với giá bán từ 500 ngìn đồng/lít, doanh thu đạt khoảng 9 tỷ đồng.
Ngoài việc khuyến khích tăng đàn, huyện còn tổ chức cho cán bộ khuyến nông tập huấn, phổ biến kỹ thuật nuôi ong cho người dân, giúp họ có thêm kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi ong hiệu quả. Thấy được lợi ích từ việc nuôi ong, người dân trong huyện rất đồng tình hưởng ứng, đàn ong mật của huyện tăng nhanh về số lượng và chất lượng; cùng với đó huyện cũng có những cơ chế khuyến khích phát triển đàn ong địa phương, nghiêm cấm đưa các loại ong ngoại vào nuôi để đảm bảo nguyên chất sản lượng mật ong địa phương. Đồng chí Ma Quốc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm.
Mùa mật ong Bạc hà đã rộn ràng trên vùng Cao nguyên đá; nghề nuôi ong lấy mật không chỉ tạo việc làm cho người dân lúc nông nhàn, tăng thu nhập, mà còn phát triển bền vững; tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội ở huyện vùng cao núi đá của Hà Giang.
Bài, ảnh: MINH CHUYÊN - HÀ LINH
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.