Nguồn tin: Báo Tuyên Quang, 12/1/2019
Ngày cập nhật:
14/1/2019
Dự án ứng dụng kỹ thuật nuôi giun quế làm nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn 3 xã Hùng Mỹ, Yên Lập, Kiên Đài của huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) được triển khai thực hiện từ tháng 6-2018 đến tháng 5-2019 tại thôn Nà Mo, xã Yên Lập. Sau 6 tháng thực hiện, bước đầu dự án cho thấy hiệu quả kinh tế thiết thực, nhất là đối với người chăn nuôi gia cầm trên địa bàn xã.
Nuôi giun quế tại gia đình anh Hà Văn Tuấn, thôn Nà Mo, xã Yên Lập (Chiêm Hóa).
Anh Hồ Văn Tuấn, thôn Nà Mo, xã Yên Lập là hộ tiên phong thực hiện dự án cho biết, gia đình nuôi trên 2.000 con vịt và nuôi lợn thịt, trước đây nguồn chất thải của gia cầm, gia súc xử lý không triệt để. Từ khi có dự án nuôi giun quế 2 trong 1, gia đình anh Tuấn đã mạnh dạn nuôi thử trên 20 m², sau 2 tháng nuôi thì được thu hoạch, cho vịt ăn giun thấy vịt con lớn nhanh, sức đề kháng tốt, phát triển đồng đều, chi phí thức ăn giảm khoảng 20%.
Chị Hà Thị Bẩy, thôn Nà Mo, xã Yên Lập đang nuôi gối đàn vịt bầu trên 1.600 con, trong đó có trên 1.000 con vịt đang trong giai đoạn sinh sản. Chị Bẩy cho biết, trước đây, để đảm bảo cho đàn vịt phát triển, mỗi ngày thức ăn tinh từ cám và các phụ phẩm nông nghiệp khác, thuốc phòng trừ dịch bệnh... chi phí hết gần 2 triệu đồng, nhất là trong giai đoạn vịt đẻ trứng thì nhu cầu về dinh dưỡng càng tăng cao. Từ khi dự án ứng dụng kỹ thuật nuôi giun quế làm nguồn thức ăn được triển khai trên địa bàn xã, chị đã thực hiện nuôi vịt kết hợp cho ăn giun quế và thấy được hiệu quả rõ rệt. Vịt đẻ mau hơn, chất lượng trứng và chất lượng thịt vịt được đánh giá cao.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, số lượng gia súc, gia cầm, thủy sản và đặc biệt là số đàn vịt bầu tại 3 xã Hùng Mỹ, Yên Lập, Kiên Đài đang tăng mạnh, chi phí về thức ăn cho vịt ngày càng cao. Vì vậy, việc tìm nguồn thức ăn sạch với chi phí thấp là nhu cầu cấp thiết với người chăn nuôi. Giun quế có hàm lượng Protein thô chiếm 70% trọng lượng khô, hàm lượng đạm của giun tương đương với bột cá, bột đậu tương thường được dùng trong thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, giun còn có các loại kích thích tố sinh trưởng tự nhiên giúp cho vật nuôi tăng trưởng nhanh, kháng những bệnh thông thường, mẫu mã đẹp, thịt thơm, ngon...
Ở vùng nông thôn, chất thải chăn nuôi, phế thải rau, củ, quả... rất phổ biến, giun quế có khả năng xử lý toàn bộ, tránh gây ô nhiễm môi trường, phân giun quế và mùn bã sau quá trình nuôi giun là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt. Đặc biệt khi sử dụng giun quế trong chăn nuôi sẽ góp phần mang lại nguồn thực phẩm sạch, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Bài, ảnh: Lê Duy
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.