Nguồn tin: Báo Phú Thọ, 05/08/2019
Ngày cập nhật:
6/8/2019
Người dân chủ động rẩy vôi bột xung quanh nhà cửa, khu vực chuồng trại để phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
Toàn tỉnh Phú Thọ hiện nay đã công bố dịch tả lợn châu Phi (TLCP) tại 176 xã, phường; hơn 1970 hộ thuộc 13 huyện, thị, thành; số lợn tiêu hủy tại các xã công bố dịch là 35.162 con, khối lượng 2.172.175 kg. Trong 30 ngày qua, có 31 xã công bố dịch đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn ốm, chết và 21 xã đã công bố hết dịch. Nhiều hộ dân tại các xã hết dịch nhanh chóng bắt tay vào việc tái đàn để khôi phục chăn nuôi. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh vẫn còn khá phức tạp, ngành Nông nghiệp chưa khuyến khích các hộ chăn nuôi tái đàn vào thời điểm này.
Tính đến ngày 3-8, dịch TLCP tiếp tục có những diễn biến phức tạp nhưng tốc độ lây lan có chiều hướng chậm hơn, số ổ dịch mới phát sinh giảm, số hộ có lợn ốm, chết buộc tiêu hủy giảm dần. Tuy vậy dịch bệnh có xu hướng lây lan đến một số cơ sở chăn nuôi quy mô từ 400 đến gần 1000 con tại huyện Thanh Thủy, Lâm Thao và Yên Lập. Đặc biệt xã Phú Lộc (Phù Ninh) dịch bệnh đã tái phát sau khi công bố hết dịch.
Các phương tiện được phun khử trùng khi qua lại các chốt kiểm soát ngăn bệnh dịch tả lợn châu Phi – Chốt kiểm soát ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xã Mai Tùng, huyện Hạ Hòa.
Trong điều kiện hiện tại, ngành thú y tỉnh khuyến cáo người chăn nuôi không ồ ạt tái đàn, kể cả tại các vùng đã công bố hết dịch để ngăn chặn nguy cơ dịch tái bùng phát. Ông Nguyễn Tất Thành - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Dù đã công bố hết dịch, nhưng có thể mầm bệnh, nguồn virus vẫn còn lưu hành, địa phương đó vẫn có thể tái dịch nếu không áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt. Người dân tái đàn vào lúc này thì việc vận chuyển thực phẩm, thức ăn gia súc, phế phẩm nông nghiệp... giữa các vùng với nhau cũng là điều kiện thuận lợi khiến dịch bệnh lây lan trở lại, vốn đầu tư, công sức của người dân trong chống dịch sẽ đổ xuống sông, xuống biển. Vì thế, người dân cần thận trọng theo dõi tình hình dịch bệnh, không nên nôn nóng khôi phục đàn lợn, có thể tạm thời chuyển hướng sang chăn nuôi gia cầm hoặc các loại đại gia súc khác để tránh thiệt hại về kinh tế.
Virus dịch TLCP chưa có vắc xin và thuốc điều trị nên nguy cơ tái phát và tiếp tục lây lan ra diện rộng là rất cao. Người dân tại các địa phương vẫn cần nêu cao tâm lí đề phòng, làm tốt các biện pháp đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo rõ nguồn gốc lợn, tiêm phòng đầy đủ. Đối với các hộ đảm bảo đủ các điều kiện để tái đàn, cần lưu ý đảm bảo việc áp dụng theo quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, nên nuôi thăm dò với số lượng nhỏ trước, sau đó nếu thấy ổn thì mới tăng tiếp quy mô lớn hơn.
Huy Lê
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.