Nguồn tin: Báo Vĩnh Phúc, 07/08/2019
Ngày cập nhật:
10/8/2019
Dù mới hoạt động 3 năm nay nhưng trang trại nuôi dê của gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết ở thôn Trại Ngoài, xã Đạo Đức (Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến bởi chất lượng thịt dê thơm ngon; quy mô đầu tư bài bản.
Mô hình nuôi dê của gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết ở thôn Trại Ngoài, xã Đạo Đức (Bình Xuyên) mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Nguyễn Lượng
Bén duyên với nghề nuôi dê từ năm 2012, ban đầu, do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên gia đình chị Tuyết chỉ dám nuôi vài chục con. Nhận thấy đàn dê phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2016, vợ chồng chị Tuyết đầu tư hơn 200 triệu đồng xây dựng trang trại nuôi dê với quy mô chuồng trại lên tới 500m2. Để lựa chọn giống dê có chất lượng tốt, chị Tuyết cùng chồng tìm mua dê ở tỉnh Hà Giang, Ninh Bình. Nhờ biết cách chăm sóc nên đàn dê của gia đình chị phát triển tốt. Đến nay, trang trại nuôi dê của gia đình chị Tuyết có khoảng 500 con.
Theo chị Tuyết, nuôi dê không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, có thể tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi trong gia đình; đầu tư vốn ít hơn các loại vật nuôi khác, đem lại nguồn thu khá ổn định. Để đàn dê của gia đình sinh trưởng, phát triển tốt, chị tích cực tìm hiểu cách làm chuồng nuôi, kỹ thuật chọn giống, cách chăm sóc đàn dê, trồng cỏ, chế biến thức ăn đến phòng bệnh cho vật nuôi… trên các phương tiện thông tin đại chúng và thường xuyên đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm một số mô hình nuôi dê thương phẩm quy mô ở các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Đến nay, đàn dê của gia đình chị Tuyết không ngừng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. Ước tính, mỗi năm, gia đình chị Tuyết thu lãi khoảng 600 triệu đồng từ nuôi dê. Chị Tuyết cho biết, mặc dù con dê đề kháng rất tốt với dịch bệnh nhưng người nuôi không nên chủ quan, cần có chế độ tiêm phòng cho vật nuôi định kỳ. Bên cạnh đó, cần phải làm tốt khâu vệ sinh chuồng trại, chủ động phòng ngừa bệnh thường gặp trên dê và tách riêng những con bị bệnh ra khỏi đàn để theo dõi, phòng trị, tránh lây lan thì mô hình chăn nuôi mới đem lại hiệu quả cao nhất.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Tuyết cho biết: "So với nuôi bò, lợn, gà thì nuôi dê cần ít vốn hơn, tốn ít công chăm sóc và phòng dịch. Từ khi chuyển sang nuôi dê, những khoản thu giúp gia đình tôi giải quyết được chi phí sinh hoạt, mua sắm vật dụng và tái đầu tư vào chăn nuôi".
Thời gian tới, gia đình chị Tuyết dự định mở rộng quy mô chăn nuôi; mua thêm giống mới để cải thiện tầm vóc cho đàn dê, tạo ra đàn con lai chất lượng cao với giá thành rẻ hơn.
Bảo Anh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.