Nguồn tin: Báo Tuyên Quang, 28/8/2019
Ngày cập nhật:
1/9/2019
Hội Nông dân tỉnh đã và đang tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nông dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, liên kết chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần vào việc duy trì và phát triển thương hiệu “Trâu ngố Tuyên Quang”.
Tháng 5-2018, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền nhãn hiệu “Trâu ngố Tuyên Quang” cho Hội Nông dân tỉnh. Nhãn hiệu được bảo hộ cho 3 nhóm sản phẩm, gồm: Nhóm thịt trâu đã qua chế biến; nhóm trâu giống, trâu thịt (còn sống); nhóm mua bán trâu giống, trâu thịt (còn sống và thịt trâu đã chế biến). Sự kiện trên có ý nghĩa to lớn, là điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm; thúc đẩy phát triển chăn nuôi ổn định, tăng thu nhập cho người nông dân. Nhãn hiệu tập thể tạo dựng nên thương hiệu “Trâu ngố Tuyên Quang”.
Hội Nông dân tỉnh cũng đã xây dựng và ban hành quy chế quản lý, đề ra những quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu chặt chẽ đối với tổ chức, cá nhân được cấp phép sử dụng nhãn hiệu “Trâu ngố Tuyên Quang”. Đến nay, Hội Nông dân tỉnh mới chấp thuận cho HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành (Yên Sơn) được sử dụng nhãn hiệu “Trâu ngố Tuyên Quang”. Bởi, HTX đáp ứng tốt các tiêu chuẩn, điều kiện và có quy trình liên kết chăn nuôi trâu an toàn sinh học theo chuỗi giá trị rất thành công từ khâu cung ứng con giống - cung cấp thức ăn - chăn nuôi - giết mổ tập trung tại lò mổ - chế biến sản phẩm - bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho nông dân.
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh thăm cơ sở chế biến, đóng gói bảo quản sản phẩm thịt trâu của Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành.
Ông Hoàng Văn Oanh, Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành cho biết: Qua 1 năm, đơn vị đã chấp hành nghiêm các quy định về sử dụng nhãn hiệu “Trâu ngố Tuyên Quang”. Việc sử dụng đó, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vị thế của HTX. Hiện nay, HTX đang ký hợp đồng liên kết chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm với hàng trăm hộ nông dân thông qua các HTX, tổ hợp tác ở huyện Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình... HTX đã xây dựng xưởng chế biến, đóng gói thị trâu tươi, thịt trâu khô tại phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang). Những sản phẩm từ thịt trâu đều tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, được đóng gói, có bao bì, nhãn mác, mã truy xuất nguồn gốc, mã vạch đảm bảo an toàn được người tiêu dùng ưa chuộng.
Ông Ma Văn Va, thôn Nặm Kép, xã Hùng Mỹ (Chiêm Hóa) chăm sóc đàn trâu của gia đình,góp phần duy trì, phát triển thương hiệu “Trâu ngố Tuyên Quang”.
Là một trong hàng trăm hộ nông dân chăn nuôi trâu, bò với HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành, ông Ma Văn Va, ở thôn Nặm Kép, xã Hùng Mỹ (Chiêm Hóa) chia sẻ: Mỗi lứa ông nuôi từ 3-12 con trâu, bò thịt, sau 2 - 4 tháng đạt trọng lượng bán lại cho HTX, trừ mọi chi phí ông có lãi từ 2 - 5 triệu đồng/con. Nhận thấy hiệu quả, đầu năm 2019, ông mạnh dạn vay thêm 200 triệu đồng của ngân hàng để đầu tư cải tạo hệ thống chuồng, tiếp tục mở rộng quy mô liên kết nuôi trâu, bò thịt an toàn sinh học. Thực tế, ông đang được hưởng lợi gián tiếp từ thương hiệu “Trâu ngố Tuyên Quang” nên ông càng có ý thức trách nhiệm chăn nuôi an toàn, tạo sản phẩm trâu thịt chất lượng, chung tay giữ gìn và phát triển thương hiệu “Trâu ngố Tuyên Quang”.
Với mục tiêu giữ vững và phát triển thương hiệu “Trâu ngố Tuyên Quang”, Hội Nông dân tỉnh đã có những giải pháp tích cực hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi trâu bằng việc ưu tiên 8,12 tỷ đồng từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân (chiếm gần ½ tổng nguồn quỹ) triển khai 23 dự án chăn nuôi trâu sinh sản, trâu vỗ béo. Theo đó, toàn tỉnh đã có 262 hộ nông dân được vay từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân, mức vay từ 20 - 40 triệu đồng/hộ để đầu tư mua trâu giống, làm chuồng trại, trồng cỏ... phát triển chăn nuôi trâu.
Vừa qua, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh đã ban hành nghị quyết về tham gia phát triển kinh tế tập thể, liên kết chuỗi giá trị, sản xuất các sản phẩm chủ lực của địa phương giai đoạn 2019 - 2023, trong đó có sản phẩm "Trâu ngố Tuyên Quang". Nghị quyết đã đề ra 9 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ và hội viên nông dân; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến sản phẩm, đẩy mạnh xây dựng, phát triển kinh tế tập thể nâng cao chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu và xúc tiến đầu tư, thương mại...
Bài, ảnh: Lý Thịnh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.