• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nhiều trang trại tính chuyện ‘phơi chuồng’ vì giá gà rớt thấp

Nguồn tin: Báo Công Thương, 18/09/2019
Ngày cập nhật: 20/9/2019

Tại khu vực miền Nam, giá gà công nghiệp lông trắng bán cho thương lái chỉ còn 12.000 - 13.000 đồng/kg, bằng 50% giá thành sản xuất. Giá gà xuống thấp, nhiều trang trại chăn nuôi đang tính chuyện “phơi chuồng” để giảm bớt thiệt hại.

Ông Mai Văn Liêm, chủ trang trại chăn nuôi gà công nghiệp ở xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai cho biết, trước thời điểm tháng 5/2019, giá gà công nghiệp lông trắng còn giữ ở mức trên giá thành, từ tháng 6/2019 đến nay liên tục giảm, chỉ còn 12.000-13.000 đồng/kg, giá này chỉ bằng 50% giá thành sản xuất và thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. “Với mức giá này, người chăn nuôi lỗ nặng và phải tính đến chuyện “gác chuồng” trong nay mai” - ông Liêm nói.

Giá gà nhập khẩu bán giá rẻ tại siêu thị, góp phần gây thêm khó khăn cho ngành chăn nuôi gà trong nước

Không chỉ gà công nghiệp lông trắng, gà công nghiệp lông màu (gà Lương Phượng) giá cũng đang ở mức thấp, chỉ còn 31-000- 32.000 đồng/kg, mức giá này thấp hơn giá thành chăn nuôi. Ông Huỳnh Văn Nam, chủ trại gà ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai chia sẻ, sau khi dịch tả heo châu Phi lan rộng, quanh vùng Trảng Bom tăng đàn gà nuôi công nghiệp với dự tính giá gà sẽ tăng cao do thiếu hụt nguồn cung thịt heo. Tuy nhiên, phép tính này đã sai khi càng nuôi càng lỗ vì nguồn cung thịt gà tăng đột biến, trong khi lượng thịt heo, thịt gà nhập khẩu cũng đã tăng đột biến và bán với giá thấp, dẫn đến giá gà rẻ như cho.

Khi dịch tả heo châu Phi lan rộng, để bình ổn thị trường, ngành nông nghiệp đã có chủ trương khuyến khích người chăn nuôi chuyển từ nuôi heo sang nuôi gia cầm, thủy cầm, gia súc, đây là nguyên nhân khiến tổng đàn gia cầm gia tăng đột biến trong những tháng đầu năm 2019. Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, Đồng Nai hiện có tổng đàn gà 28 triệu con, tăng gần 6 triệu con so với cuối năm 2018; đàn chim cút 6,6 triệu con; đàn vịt, ngan gần 1,2 triệu con. Như vậy, khi tổng đàn gia cầm tăng, lượng thịt heo, gà nhập khẩu tăng, cùng với nhu cầu tiêu dùng của thị trường không tăng khiến cho giá gà công nghiệp ngày càng giảm sâu, khiến người chăn nuôi gặp khó khăn kép.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, 7 tháng năm 2019, lượng thịt gia cầm nhập khẩu đã đạt 87.800 tấn, kim ngạch 78,6 triệu USD, sản lượng này tương đương ba năm (2016-2018) cộng lại. Lượng thịt heo nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2019 đạt 11.700 tấn, kim ngạch 22,1 triệu USD/năm, gấp 3,7 lần về lượng so với cùng kỳ năm 2018. Giá gà công nghiệp nhập khẩu chỉ trên dưới 1 USD/kg, nếu tính thuế, phí lưu kho, phí vận chuyển, giá bán lẻ tại thị trường Việt Nam chỉ vào khoảng trên dưới 30.000 đồng/kg. Riêng thịt heo nhập khẩu chỉ khoảng 30.000đ/kg, thấp hơn nhiều giá heo hơi trong nước.

Ngành công nghiệp chăn nuôi gà công nghiệp đang gặp khó khăn khi giá bán thấp

Ông Nguyễn Nguyên Phương – Trưởng Phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - cho biết, từ đầu năm đên nay, thịt heo, thịt gà nhập khẩu qủa cửa khẩu TP. Hồ Chí Minh từ chủ yếu đến từ Hoa Kỳ, Brazil, Ba Lan, Hà Lan, Bỉ. Hầu hết các doanh nghiệp nhập thịt heo để chế biến thực phẩm (giò, chả, xúc xích…), ít bán lẻ ra thị trường do không phù hợp thị hiếu (người tiêu dùng ưa dùng thịt heo tươi); nếu có chủ yếu là thịt heo đặc sản hoặc thịt heo cao cấp.

“Chính thịt heo, thịt gà khập khẩu với số lượng lớn và bán với giá rẻ đã chiếm giữ thị phần của ngành công nghiệp chăn nuôi trong nước và nguyên nhân này sẽ làm gia tăng thêm sự khó khăn cho những trang trại chăn nuôi gia cầm hiện nay”, ông Hà Văn Linh, chủ trang trại chăn nuôi gà công nghiệp quy mô vừa ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương nhìn nhận. Nhiều chủ trang trại chăn nuôi gà công nghiệp ở khu vực miền Đông Nam bộ cho rằng, thị trường thịt gà hiện nay cung đang vượt cầu, nhu cầu tiêu dùng đối với thịt gà thấp. Nếu nhà nước không có chính sách khuyến khích tiêu thụ thịt gà và hạn chế lượng thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu thì khó khăn của ngành chăn nuôi sẽ còn tiếp diễn và khó tránh chuyện “phơi chuồng” để giảm thiểu rủi ro.

Trần Thế

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang