Nguồn tin: Báo Lào Cai, 26/09/2019
Ngày cập nhật:
28/9/2019
Những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý chất thải trong chăn nuôi mặc dù đã được trú trọng nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn xảy ra, nhất là ở quy mô hộ gia đình.
Xuân Quang là xã chăn nuôi trọng điểm của huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai). Nhớ lại cách đây hơn chục năm, khi xã mới phát triển chăn nuôi quy mô hàng hóa, đi đến đâu cũng thấy chất thải chăn nuôi bốc mùi hôi thối, một số hộ chăn nuôi gần đường giao thông còn để chất thải chảy ra đường gây mất mỹ quan và vệ sinh môi trường. Những hộ lân cận bức xúc và phản ánh đến chính quyền xã gây mất đoàn kết trong khu dân cư. Từ khi các giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi được ngành nông nghiệp triển khai trên địa bàn, ô nhiễm chăn nuôi được cải thiện.
Anh Đinh Quang Bảo, thôn Hốc Đá, xã Xuân Quang cho biết: Từ khi xây hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi, gia đình tôi không chỉ xử lý được vấn đề ô nhiễm, mà còn có nguồn nước tưới dinh dưỡng cho 2 ha cây ăn quả và có chất đốt phục vụ sinh hoạt. Như vậy, nước rửa chuồng lợn và chất thải hằng ngày đều được đưa xuống bể biogas, khí tạo ra trở thành chất đốt và nước thải biogas làm nước tưới cho cây trồng, còn chất thải lắng được ủ với chế phẩm vi sinh để tạo nguồn phân bón cho đồng ruộng. Với quy trình khép kín trên, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa đảm bảo an toàn cho việc chăn nuôi của gia đình.
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas kết hợp hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn quả tại xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng.
Được biết, trong khi dịch tả lợn châu Phi diễn ra tại các địa phương thì chăn nuôi an toàn sinh học, xử lý tốt chất thải trong chăn nuôi đã giúp đàn lợn hơn 50 con của gia đình anh Bảo sinh trưởng tốt.
Đảm bảo vệ sinh môi trường là yếu tố quan trọng để đàn vật nuôi phát triển tốt. Ý thức được điều này, từ khi xây dựng trang trại nuôi gà đen, gia đình chị Nguyễn Lan Anh, ở thôn Na Pắc Ngam, xã Tà Chải (huyện Bắc Hà) đã áp dụng mô hình nuôi giun quế để xử lý chất thải chăn nuôi và có nguồn dinh dưỡng cho đàn gà. Nuôi giun quế mang lại nhiều tác dụng như thức ăn của giun là chất thải trong chăn nuôi. Vì vậy, ngoài tận dụng chất thải từ nuôi gà, gia đình chị còn thu gom chất thải chăn nuôi gia súc của các hộ trong vùng để làm thức cho ăn giun. Giun quế có hàm lượng protein cao và nhiều axit amin, đàn gà được ăn giun quế 1 bữa/tuần sẽ khỏe mạnh, lớn nhanh, sức đề kháng cao, ít mắc bệnh, đặc biệt chịu được thời tiết lạnh, sương muối như ở Bắc Hà.
Toàn tỉnh hiện có hơn 548 nghìn con gia súc, hơn 4 triệu con gia cầm, lượng phân phát thải hằng ngày khoảng 3.697 tấn, khối lượng nước tiểu khoảng 2.283 tấn, chưa kể hàng nghìn tấn nước thải sau tắm và rửa chuồng trại. Nếu không được xử lý tốt, đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Xử lý chất thải chăn nuôi là vấn đề quan trọng để ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Thời gian qua, các cơ quan chuyên môn đã có nhiều giải pháp giải quyết vấn đề này. Từ năm 2014, ngành nông nghiệp triển khai dự án hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp, hỗ trợ các hộ chăn nuôi làm hầm biogas nhằm sử dụng tối ưu phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất năng lượng sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi, sản xuất phân hữu cơ và một số mô hình xử lý chất thải chăn nuôi như ủ phân bằng chế phẩm sinh học, nuôi giun quế... cũng đang được triển khai tại một số địa phương. Trên địa bàn tỉnh hiện có 7 nghìn hộ chăn nuôi xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng hầm bể biogas, còn lại đa số các hộ xử lý chất thải chăn nuôi bằng biện pháp sử dụng hố ủ phân, hố chứa phân hoặc mô hình ủ phân bằng chế phẩm sinh học... Có 504 trang trại chăn nuôi và 8 cơ sở chăn nuôi công nghiệp áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm bể biogas, đệm lót sinh học và sử dụng các chế phẩm sinh học. Tuy nhiên, tình trạng xử lý chất thải chăn nuôi vẫn còn nhiều điều đáng bàn.
Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 115.462 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó 65.273 hộ chăn nuôi (chiếm 56,5%) đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, còn 50.189 hộ chăn nuôi (chiếm 43,5%) không có biện pháp xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân, gây khó khăn trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.
Nguyên nhân của những hạn chế trên do chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ, phân tán còn chiếm tỷ lệ cao (hơn 90% số hộ chăn nuôi toàn tỉnh). Điều kiện cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật chăn nuôi nông hộ còn nhiều hạn chế, nhất là kiến thức về phòng, chống dịch bệnh của một số người chăn nuôi chưa cao. Phát triển chăn nuôi chưa gắn với cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch. Nhiều trang trại quy mô chăn nuôi còn vượt quá công suất hầm khí biogas. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi chưa phù hợp, dẫn đến quá tải, chất thải được thu gom vào hệ thống xử lý nhưng không lưu đủ thời gian để phân hủy đã thải ra môi trường gây ô nhiễm.
Bà Phạm Thị Hoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh cần phối hợp với các địa phương đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, hàng hóa; khuyến khích chăn nuôi trang trại công nghiệp; xây dựng phương án giết mổ, gia súc, gia cầm tập trung. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi được hưởng các chính sách đất đai theo quy định; có cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn, công nghệ, tạo điều kiện cho họ tiếp cận với các phương pháp xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi. Tăng cường các chế tài xử lý, đủ sức răn đe đối với các cơ sở không thực hiện nghiêm việc bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trong chăn nuôi.
KIM THOA
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.