Nguồn tin: Báo Bắc Giang, 04/10/2019
Ngày cập nhật:
6/10/2019
Cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao, nhất là các loại thịt gia súc, gia cầm. Để bảo đảm nguồn cung, cơ quan chuyên môn khuyến cáo người chăn nuôi thận trọng tái đàn lợn song tăng mạnh những loài vật nuôi khác.
Làm chủ kỹ thuật
Năm nào cũng vậy, vào thời điểm này người chăn nuôi trong tỉnh cũng tính toán vào đàn để bán dịp cuối năm với mong muốn có thêm khoản thu nhập trong dịp Tết. Với hộ có kinh nghiệm, làm chủ kỹ thuật thường lên kế hoạch kỹ càng. Gia đình chị Giáp Thị Hiệp, thôn Tân Lập, xã Cao Thượng (Tân Yên-Bắc Giang) là một ví dụ.
Người dân xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa) vỗ béo bò thịt.
Hiện nay, chị đang nuôi 6 nghìn con gà thương phẩm, trong đó hơn một nửa chuẩn bị được xuất chuồng. Nếu giá bán ổn định gần 60 nghìn đồng/kg, trừ chi phí mỗi một nghìn gà chị thu lãi khoảng 18 triệu đồng. Thâm niên nuôi gà gần chục năm nên chị có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc đàn vật nuôi.
Trên diện tích vườn đồi rộng hơn một ha, chị nuôi gà gối lứa, mỗi đàn xuất chuồng cách nhau chừng một tháng. Chị chia sẻ: “Sau khi xuất chuồng lứa gà lai chọi vào giữa tháng này, tôi sẽ vào đàn khoảng 3 nghìn gà chíp (gà trống mào đỏ- PV) để bán dịp Tết và sang tháng Giêng”.
Theo chị Hiệp, nuôi gà để đạt hiệu quả cũng khá kỳ công. Ngoài thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, chọn con giống cẩn thận, bảo đảm khẩu phần ăn cho từng giai đoạn, người nuôi phải có con mắt nhà nghề. Với chị, chỉ cần nhìn lướt qua chuồng nuôi và cách gà đi, chạy, ăn mỗi bữa là có thể đoán được bệnh của vật nuôi để có cách chữa trị. Nhờ vậy, đàn gà của gia đình chị luôn khỏe mạnh, tỷ lệ sống đạt cao.
Đối với đàn gia súc, nhất là lợn nhiều hộ đã tái đàn. Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu phi (DTLCP), trang trại nuôi lợn của hộ ông Nguyễn Văn Tuấn, thôn Cấm, xã Lương Phong (Hiệp Hòa) có 70 con bị chết phải tiêu hủy. Sau một thời gian ngừng nuôi, khử trùng chuồng trại, đầu tháng 5 năm nay, ông bắt đầu tái đàn trở lại với hơn 100 con.
Các khâu chăm sóc lợn theo quy trình an toàn sinh học được thực hiện nghiêm ngặt nên dịch bệnh không tái phát. Hiện bình quân mỗi con khoảng 1,1 tạ, dự kiến sẽ được xuất bán vào ngày 10-10 tới. Ngoài ra, trang trại còn 100 con lợn nữa để tiêu thụ trong dịp Tết.
Quản lý chặt dịch bệnh
Sự nhạy bén, làm chủ kỹ thuật của người chăn nuôi góp phần không nhỏ trong việc ngăn chặn dịch bệnh. Riêng DTLCP đã giảm rõ rệt, chỉ còn xuất hiện vài ổ dịch lẻ tẻ. Đến ngày 2-10, toàn tỉnh có 184 xã đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới. Giá bán thịt lợn dự báo tăng cao trong thời gian tới. Những yếu tố này cho thấy đây là thời điểm thuận lợi cho tái đàn phát triển sản xuất chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong mùa cưới và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý.
Ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT: Điều đáng ngại là hiện nay dù còn 20% tổng số xã xuất hiện DTLCP song lại nằm ở khắp các huyện, TP. Vì vậy, Sở chỉ đạo cần tiếp tục giám sát, bao vây ổ bệnh để không lan rộng, tiến tới dập tắt không có bệnh. Bên cạnh đó, việc tái đàn lợn là cần thiết song không tái đàn toàn bộ mà chỉ tập trung tại trang trại lớn, an toàn".
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang vừa đề nghị các huyêṇ, TP hỗ trợ người chăn nuôi phát triển gia cầm, thủy cầm, gia súc ăn cỏ để bù đắp phần thực phẩm thiếu hụt do lợn mắc bệnh DTLCP phải chôn hủy; tiêm phòng các loại vắc-xin cho đàn vâṭ nuôi. Với các huyện, TP không có lợn chết do DTLCP đã qua 30 ngày trở lên cần chuẩn bi ̣các điều kiện cần thiết để công bố hết DTLCP.
Thực hiện chỉ đạo trên, tại Tân Yên, UBND huyện yêu cầu đội ngũ cán bộ thú y giám sát vận chuyển lợn giống phục vụ tái đàn. Theo bà Đào Thu Phương, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, tại huyện từng phát hiện giống lợn không rõ nguồn gốc được chở từ nơi khác về mang mầm bệnh song đã được xử lý sớm. Nhằm hạn chế tình trạng trên, đơn vị thường xuyên phối hợp với lực lượng chuyên môn nắm bắt tình hình, kịp thời ngăn chặn nguồn giống không bảo đảm đến bà con.
Tại huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), nhiều trang trại, gia trại đã tái đàn lợn thành công và đang có lãi. Một số hộ đã chuyển đổi sang chăn nuôi vỗ béo bò, nuôi gia cầm, thủy cầm thay cho lợn cũng cho thu nhập khá. Cơ quan chuyên môn của huyện cũng khuyến cáo, hướng dẫn các hộ chăn nuôi an toàn.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, tổng đàn lợn của tỉnh hiện còn khoảng 700 nghìn con, giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Giá lợn hơi đang ở mức cao - 48 nghìn đồng/kg, người chăn nuôi lợn đang có lãi khoảng 1,3-1,5 triệu đồng/con. Phía Trung Quốc lại thiếu thịt lợn trầm trọng, một số tỉnh miền Nam của nước ta DTLCP diễn biến phức tạp là cơ hội cho người chăn nuôi trong tỉnh tái đàn.
Ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thông tin: “Điều đáng ngại là hiện nay dù còn 20% tổng số xã xuất hiện DTLCP song lại nằm ở khắp các huyện, TP. Vì vậy, Sở chỉ đạo cần tiếp tục giám sát, bao vây ổ bệnh để không lan rộng, tiến tới dập tắt không có bệnh. Bên cạnh đó, việc tái đàn lợn là cần thiết song không tái đàn toàn bộ mà chỉ tập trung tại trang trại lớn, an toàn. Cùng đó, phát triển mạnh chăn nuôi gia cầm, thủy cầm, dự kiến tổng đàn tăng lên 10% so với cùng kỳ năm trước; tiếp tục vỗ béo đàn bò, trâu, dê… để tăng sản lượng”.
Trịnh Lan
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.