Nguồn tin: Báo Chính Phủ, 16/10/2019
Ngày cập nhật:
17/10/2019
Những cơ sở đảm bảo được an toàn sinh học (ATSH) hầu như đều giữ được nguyên đàn lợn mạnh khỏe. Vào thời điểm này, khi giá lợn đã lên đến hơn 60.000 đồng/kg, người chăn nuôi có thể bắt đầu gỡ được những thua lỗ từ đầu năm.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT kiểm tra trại lợn ATSH tại Hưng Yên - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Sau hơn 8 tháng bùng phát, đến nay bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã gây thiệt hại, làm giảm 8,2% sản lượng thịt lợn. Thực hiện Chỉ thị 34 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN& PTNT đã chỉ đạo các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP. Trong đó có thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia cầm, đại gia súc và thủy sản để bù đắp thiếu thịt.
Theo số liệu thống kê, 9 tháng đầu năm 2019, gia cầm tăng trưởng đạt 13,5%, trâu tăng trưởng đạt 3,1%, bò tăng trưởng đạt 4,2%. Riêng thủy sản 9 tháng đầu năm tăng trưởng đạt 6,12%. Trong quá trình phòng chống dịch bệnh, nhiều địa phương đã có cách làm chủ động, sáng tạo; nhiều doanh nghiệp, hộ chăn nuôi vận dụng sáng tạo kiến thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn trong áp dụng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng các chế phẩm vi sinh; nhờ đó đã làm giảm thiểu thiệt hại do bệnh DTLCP gây ra.
Ngày 16/10, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có chuyến thị sát tình hình kiếm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại Hưng Yên. Trong chuyến công tác, Bộ trưởng đã đến thăm các mô hình chăn nuôi lớn đang giữ được đàn lợn nhờ đảm bảo ATSH.
Tại tập đoàn Mavin, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao mô hình chăn nuôi khép kín của tập đoàn, cùng với việc sở hữu 1500 lợn giống từ đời đầu, đây được đánh giá là một hạt nhân tích cực trong việc tái đàn và cung ứng sản phẩm thịt lợn cho thị trường trong những ngày tới đây.
Không chỉ các doanh nghiệp lớn như Mavin, Hưng Yên hiện có 486 trang trại chăn nuôi lợn, số trang trại chăn nuôi theo hướng ATSH và VietGap chiếm khoảng 35%. Là địa phương đầu tiên trên cả nước phát hiện có ổ bệnh DTLCP, nhưng với sự quyết liệt vào cuộc của chính quyền địa phương cùng với nỗ lực của người dân, tính đến ngày 15/9, trên địa bàn Hưng Yên đã không còn địa phương nào báo cáo dịch phát sinh.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Hiện nay, bệnh DTLCP đã bước đầu được khống chế và có chiều hướng suy giảm, trong điều kiện giá cả có lợi cho người chăn nuôi. Để chuẩn bị nguồn cung thịt lợn cho những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo việc phát triển và tái đàn tại các doanh nghiệp lớn, các hộ chăn nuôi quy mô gia trại, có đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học. Cương quyết không tái đàn ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đủ điều kiện, không đáp ứng yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo phát triển chăn nuôi gia cầm, đại gia súc và thủy sản. Đảm bảo đủ nguồn cung trong nước những tháng cuối năm, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán và xuất khẩu.
Đỗ Hương
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.