Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 17/10/2019
Ngày cập nhật:
18/10/2019
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn gửi các địa phương hướng dẫn về điều kiện tái đàn heo sau dịch bệnh dịch tả heo Châu Phi.
Người chăn nuôi chỉ tái đàn khi địa phương công bố hết dịch và phải đảm bảo các quy định về an toàn sinh học
Theo đó, người chăn nuôi chỉ tái đàn khi có quyết định công bố hết dịch của cơ quan có thẩm quyền. Trước khi chuẩn bị tái đàn, người chăn nuôi cần thực hiện một số yêu cầu bắt buộc như: xây dựng chuồng trại đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học; xung quanh có đủ đất dự phòng trong trường hợp buộc phải tiêu hủy gia súc khi có dịch bệnh xảy ra. Đồng thời phải để trống chuồng và thực hiện nghiêm ngặt việc vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại liên tục ít nhất trong 30 ngày trước khi thả nuôi.
Trước khi tái đàn, người chăn nuôi cần đăng ký với chính quyền địa phương các thông tin cơ bản (họ tên, địa chỉ, nguồn gốc con giống, số lượng, lứa tuổi, ngày dự kiến thả nuôi...); các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định, người chăn nuôi chỉ được phép tái đàn khi có sự đồng ý của chính quyền địa phương và của cơ quan tài nguyên môi trường đối với các trường hợp phải đăng ký với cơ quan tài nguyên môi trường theo quy định.
Ngành nông nghiệp khuyến cáo người chăn nuôi cần quan tâm đến quy định về kỹ thuật như cần lưu ý mua con giống có nguồn gốc, có giấy chứng nhận kiểm dịch và kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh dịch tả heo Châu Phi. Khi nhập heo về trang trại cần bố trí nuôi cách ly ít nhất 2 tuần trước khi nhập đàn. Song song đó, kiểm soát chất lượng nguồn nước sử dụng trong trang trại, chỉ sử dụng nước máy, hoặc nước sông được xử lý bằng hóa chất khử trùng nước (chlorine hoặc benkocid). Trong quá trình nuôi, cần thường xuyên theo dõi, giám sát sức khỏe đàn heo; tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm cho đàn vật nuôi; thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng định kỳ ít nhất 2 lần/tuần.
Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản cần tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn heo, chủ động kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh không để dịch bệnh lây lan rộng gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Đồng thời chủ động chuẩn bị các bước cần thiết hỗ trợ cho quá trình tái đàn.
Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thị, thành phố cần chỉ đạo Phòng NN&PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản thực hiện kế hoạch tái đàn heo. Trong đó, chú trọng thực hiện tốt công tác thống kê tổng đàn, theo dõi tình hình dịch bệnh trên heo, xác định tình hình phát triển thực tế của đàn heo tại địa phương cũng như kịp thời báo cáo tình hình sức khỏe đàn heo để cơ quan chuyên môn có hướng xử lý kịp thời, đúng qui định; tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về việc tái đàn heo trên toàn tỉnh phải gắn liền với chăn nuôi heo an toàn sinh học, không tái đàn ồ ạt, mất kiểm soát, dễ làm phát sinh dịch bệnh...
Mỹ Lý
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.