• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Triển khai ‘Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam 2016-2020’ tại tỉnh An Giang

Nguồn tin: Báo An Giang, 19/10/2019
Ngày cập nhật: 23/10/2019

Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” do Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV tại Việt Nam tài trợ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ quản và Cục Chăn nuôi làm chủ dự án. Dự án được triển khai thực hiện tại Việt Nam giai đoạn I (2003-2006) tại 12 tỉnh, thành phố; giai đoạn II (2007-2015) với sự tham gia của 58 tỉnh, thành phố; giai đoạn III (2016-2020), có 45 tỉnh, thành phố được chọn tham gia dự án, trong đó có An Giang.

Hiệu quả từ dự án

Cơ chế hỗ trợ của dự án gồm: hỗ trợ tài chính trực tiếp cho hộ xây dựng (chuyển trợ giá xây dựng định mức 1,2 triệu đồng/hộ dân đến hộ chăn nuôi có xây dựng công trình khí sinh học, áp dụng ở giai đoạn I và II) và cơ chế hỗ trợ tài chính dựa trên kết quả (hỗ trợ tài chính cho các đội thợ xây dựng công trình khí sinh học để cung cấp các dịch vụ xây dựng, lắp đặt có chi phí thấp). Đến giai đoạn III, tập trung áp dụng cơ chế hỗ trợ tài chính dựa trên kết quả. Kết quả năm 2018 có tổng số 4.627 công trình khí sinh học được xây dựng, lắp đặt, trong đó có 3.422 công trình bằng vật liệu composite, 1.205 hầm xây khí sinh học.

Tỉnh An Giang bắt đầu tham gia Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” kể từ năm 2010 ở giai đoạn II. Tính đến hết giai đoạn II, An Giang xây dựng được trên 1.458 công trình khí sinh học kiểu KT1 và KT2, mang lại lợi ích thiết thực cho hơn 1.458 hộ chăn nuôi. Bên cạnh đó, dự án còn hình thành đội ngũ kỹ thuật viên tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Đồng thời, hỗ trợ đào tạo nghề xây dựng, vận hành, bảo dưỡng cho khoảng 40 đội thợ xây công trình khí sinh học trên toàn tỉnh. Các kết quả nổi bật từ dự án đã đóng góp tích cực vào giảm thiểu ô nhiễm từ chăn nuôi, xử lý chất thải tạo ra nguồn năng lượng sạch hơn, tiết giảm chi phí sinh hoạt cho nông hộ, đồng thời cải thiện sinh kế cho lao động địa phương.

Triển khai dự án sẽ góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi…

Giai đoạn III (2016-2020), tỉnh An Giang tham gia dự án theo cơ chế hỗ trợ tài chính dựa trên kết quả. Theo đó, các hoạt động của dự án tại tỉnh An Giang tập trung vào hỗ trợ cho lao động địa phương và các đội thợ xây, thợ lắp đã có để phát triển các dịch vụ và thị trường khí sinh học. Nhờ đó, các hộ chăn nuôi được hưởng lợi từ các dịch vụ xây dựng, lắp đặt công trình khí sinh học chất lượng tốt với giá ưu đãi, bảo hành tại chỗ để góp phần phát triển chăn nuôi nông hộ hiệu quả và bền vững cho tỉnh An Giang. Năm 2018, tỉnh An Giang có 152 công trình khí sinh học bằng vật liệu composite được nghiệm thu, chiếm tỷ lệ 13,9% trong tổng số 1.097 công trình được nghiệm thu ở 11 tỉnh, thành phố miền Nam.

Hỗ trợ lắp đặt 350 công trình

Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam 2016-2020” tại tỉnh An Giang năm 2019-2020 sẽ lồng ghép, hỗ trợ xây dựng, lắp đặt mới 350 công trình khí sinh học (gồm hầm xây kiểu KT1, KT2 và công trình khí sinh học bằng vật liệu composite) cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ bồi dưỡng, tập huấn mới, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng cho kỹ thuật viên, cán bộ kiểm tra chất lượng và các đội thợ xây khí sinh học nòng cốt ở tỉnh để cung cấp các dịch vụ xây dựng, bảo hành công trình khí sinh học đạt chất lượng cao, giá cả cạnh tranh và phát triển thị trường khí sinh học cho địa phương. Thúc đẩy hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh về các hoạt động dự án, các hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh An Giang, trách nhiệm bảo vệ môi trường, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi, xử lý và tận dụng hiệu quả phụ phẩm khí sinh học. Đồng thời, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, cải tiến công nghệ và xây dựng mô hình ứng dụng phụ phẩm khí sinh học.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư cho biết, việc thực hiện có hiệu quả dự án thông qua các hỗ trợ và lồng ghép với các chương trình, kế hoạch hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ tại tỉnh An Giang nhằm mục tiêu ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi, góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính, tạo ra nguồn năng lượng sạch hơn, góp phần cải thiện sinh kế cho lao động địa phương, nâng cao chất lượng đời sống nông thôn.

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện kế hoạch trong năm 2019-2020 là 2,148 tỷ đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ cho hộ chăn nuôi xây dựng, lắp đặt công trình khí sinh học là 1,75 tỷ đồng; kinh phí hỗ trợ cho thợ xây, thợ lắp là 350 triệu đồng; kinh phí thực hiện các hoạt động truyền thông và hoạt động khác 48 triệu đồng.

ĐÌNH ĐỨC

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang