• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

11 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hải sản tăng 8,4%

Nguồn tin: Vasep, 27/12/2019
Ngày cập nhật: 29/12/2019

Tính tới tháng 11 năm nay, XK hải sản của Việt Nam đạt 2,9 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, XK cua ghẹ tăng tốt nhất 16,5% đạt hơn 138 triệu USD, XK cá biển khác (trừ cá ngừ) tăng 15,9% đạt 1,5 tỷ USD, XK cá ngừ tăng 12% đạt 668,9 triệu USD tuy nhiên XK nhuyễn thể (gồm mực, bạch tuộc và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ) giảm 10% đạt 621,6 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng trong tháng 11/2019, XK hải sản của Việt Nam đạt gần 282 triệu USD, tăng 2% so với tháng 11/2018. Trong đó, XK cá ngừ đạt 59,4 triệu USD, tăng 5,3%, XK cá biển khác (trừ cá ngừ) đạt 143,3 triệu USD, tăng 6,3%, XK mực, bạch tuộc và nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm lần lượt 19,3% và 14,8%, XK cua ghẹ và giáp xác khác tăng trưởng tốt 57,4% đạt 20,3 triệu USD.

Cá ngừ: Tính tới tháng 11 năm nay, XK cá ngừ của Việt Nam đạt 668,9 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó XK cá ngừ mã HS 03 tăng 23,7%, cá ngừ cá ngừ mã HS 16 giảm 0,7%. Việt Nam XK nhiều nhất là cá ngừ loin/phile đông lạnh với 342,5 triệu USD, tiếp đến là cá ngừ hộp với 167,2 triệu USD, các sản phẩm chế biến khác khoảng 117,3 triệu USD, còn lại là cá ngừ tươi/đông lạnh với trên 41,2 triệu USD.

Mỹ vẫn là thị trường NK cá ngừ lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 44,5% trong tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam đi các thị trường. Tính tới tháng 11 năm nay, XK cá ngừ Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng tốt 42,6% đạt 297,6 triệu USD. EU là thị trường NK lớn thứ 2, chiếm tỷ trọng 19,2%. Trong 3 thị trường NK lớn nhất trong khối EU (Tây Ban Nha, Italy, Hà Lan), XK cá ngừ sang Italy tăng, XK sang hai thị trường còn lại giảm.

Mực, bạch tuộc: Lũy kế 11 tháng của năm 2019, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 531,2 triệu USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính tới tháng 11 năm nay, XK mực, bạch tuộc Việt Nam chỉ tăng trong hai tháng 1 và 3/2019, các tháng còn lại đều giảm.

Trong tổng cơ cấu mực, bạch tuộc XK của Việt Nam, bạch tuộc chiếm tỷ trọng cao hơn với 51,1%, còn lại mực chiếm 48,9%. Việt Nam vẫn chủ yếu XK các sản phẩm mực, bạch tuộc sống/tươi/đông lạnh (chiếm tỷ trọng 71%), các sản phẩm chế biến vẫn chưa nhiều (chiếm 29%).

11 tháng đầu năm nay, XK tất cả các mặt hàng mực, bạch tuộc của Việt Nam đều giảm trong đó XK mực giảm 17,8%, XK bạch tuộc giảm 6,7%. Mực khô/nướng (HS 03) giảm mạnh nhất 26,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Hàn Quốc vẫn là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 39,9% tổng XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường. Tính tới tháng 11 năm nay, XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt 211,8 triệu USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2018. Sau khi tăng trưởng liên tục trong 4 tháng đầu năm 2019, XK mặt hàng này sang Hàn Quốc giảm liên tục từ tháng 5 đến tháng 11.

Trong cơ cấu sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam XK sang Hàn Quốc, bạch tuộc vẫn chiếm ưu thế với 75%, còn lại mực chiếm 25%. Hàn Quốc chủ yếu NK các sản phẩm mực, bạch tuộc từ Việt Nam như mực khô lột da, mực chế biến làm sạch đông lạnh, mực sushi đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh, bạch tuộc cắt khúc ướp đá…

Nhật Bản, thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam, NK 130,7 triệu USD mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2018. XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang Nhật giảm liên tiếp trong bốn tháng từ tháng 8 đến tháng 11.

Tỷ trọng mực và bạch tuộc của Việt Nam xuất sang Nhật Bản gần tương đương. Trong cơ cấu mực, bạch tuộc của Việt Nam XK sang Nhật Bản, mực tươi/đông lạnh (HS 03) chiếm tỷ trọng cao nhất.

Tính tới tháng 11 năm nay, ASEAN vươn lên là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam do tăng NK mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong tháng 11. Sau mức giảm liên tục từ tháng 8/2019, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này tăng 21,7% trong tháng 11/2019 đạt 8,8 triệu USD. Lũy kế 11 tháng, giá trị XK đạt 64,6 triệu USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

XK hải sản sang EU vẫn bị tác động bởi thẻ vàng IUU, tuy nhiên, các DN đẩy mạnh XK sang các thị trường khác. Dự kiến, XK hải sản của Việt Nam cả năm 2019 tăng khoảng 10% so với năm 2018.

Kim Thu

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang