• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tôm bố mẹ Việt – Úc khẳng định chất lượng qua 10 thế hệ

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 16/12/2019
Ngày cập nhật: 17/12/2019

Con tôm – đối tượng nuôi chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, chiếm gần nửa kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản, nhưng trong một thời gian dài, chúng ta bị lệ thuộc vào nguồn tôm bố mẹ nhập ngoại.

Nhập giống ngoại: Đắt đỏ và rủi ro

Nếu nhìn toàn chuỗi ngành tôm, từ tôm bố mẹ, tôm giống, thức ăn, tôm thương phẩm, tôm đã qua chế biến, thìviệc đầu tư cho phân khúc tôm bố mẹ là công nghệ đỉnh cao của ngành. Hiện nay, đối với tôm sú, trên 50% nhập tôm bố mẹ từ nước ngoài, 50% chúng ta khai thác từ tự nhiên, nhưng nguồn này tỷ lệ sạch bệnh rất thấp. Đối với tôm thẻ chân trắng, trước đây chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào nhập ngoại. Việc nhập tôm bố mẹ từ nước ngoài có 3 điều bất lợi: một là nguồn cung hạn chế, lúc cao điểm sẽ không đáp ứng đơn hàng và thậm chí rủi ro cho cả ngành nếu không còn nguồn nhập; thứ hai là giá cao, thứ ba là chất lượng không đảm bảo, ảnh hưởng đến tôm giống. Việc không thể chủ động nguồn tôm bố mẹ đã khiến người nuôi tôm ở Việt Nam phải mua giá rất đắt, mà vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Phá bỏ “lệ thuộc” tiến đến chủ động

Dưới sự “đỡ đầu” của Cơ quan nghiên cứu khoa học và kỹ nghệ Quốc gia của Úclà Viện CSIRO, bắt đầu từ năm 2010 đến nay, duy nhất Tập đoàn Việt – Úc là doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực tôm bố mẹ.

Sau nhiều năm tiến hành di truyền và chọn giống, dưới sự giám sát nghiêm ngặt từ các cơ quan Nhà nước có uy tín, cũng như từ phía viện CSIRO, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chính thức cho phép Việt Úc đưa tôm thẻ chân trắng bố mẹ vào thương mại hóa, đánh dấu bước đột phá mớicho cả ngành tôm Việt Nam.

Hiện nay, Trung tâm di truyền và chọn giống Việt Úc đã cho ra đời nhiều thế hệ tôm có sức khỏe tốt, tỷ lệ sống cao và tăng trưởng tốt.2 Trung tâm di truyền và chọn giống đặt tại Bình Thuận có diện tích trên 2 hecta và Ninh Thuận 15 ha. Mỗi năm trung tâm giống đã lai tạo và cho ra đời hơn 65.000 cặp bố mẹ chất lượng cao, theo quy trình an toàn sinh học, đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt trong chọn giống.

Tăng trưởng vượt trội

Trải qua nhiều thế hệ di truyền chọn giống và áp dụng thành công công nghệ sinh học phân tử, đặc biệt là công nghệ đa hình đơn Nucleotide (SNPs). Trung tâm di truyền chọn giống đã giúp cải thiện được nguồn gen đáng kể, thông qua cải thiện các tính trạng về tăng trưởng, tỷ lệ sống, sức đề kháng, tính thích nghi, khả năng sinh sản...Chương trình đã ứng dụng thành công công nghệ di truyền phân tử và di truyền số lượng. Hiện nay từ cá thể tôm bố mẹ Việt Úc được bắn chíp, cấp “Chứng Minh Nhân Dân” để theo dõi và sàng lọc cận huyết, cho ra dòng tôm bố mẹ hết sức ưu việt.

Với sự kiên trì và đầu tư của Việt Úc đã mang lại “trái ngọt”, sau 10 thế hệ tất cả các gia đình trong quần đàn tôm thẻ chân trắng bố mẹ tại Việt Úc đã có tỷ lệ phần trăm tăng trọng bình quân hơn 60% so với quần đàn ban đầu.Bên cạnh những tính trạng về tăng trưởng thì tính trạng về khả năng thích nghi tốt với điều kiện “nhiệt độ thấp và độ mặn thấp” cũng được Việt - Úc quan tâm. Đến thời điểm hiện tại, Việt - Úc đã chọn giống thành công đàn tôm bố mẹ có khả năng thích nghi với “nhiệt độ thấp và độ mặn thấp”, đồng thời đang tiếp tục nâng cao các khả năng thích nghi này hơn nữa.

Biểu đồ tỷ lệ phần trăm tăng trọng tôm bố mẹ chọn giống tại Việt – Úc

Lợi ích đối với người nuôi và ngành tôm Việt Nam

Thành tựu từ chương trình chọn giống tôm bố mẹ mang lại ý nghĩa lớn cho ngành tôm Việt Nam. Trong đó, đã góp phần giải quyết 1 vấn đề mà các bên từ nhà nhập khẩu, doanh nghiệp và Nhà nước rất quan tâm, đó là truy xuất nguồn gốc. Việc này có ý nghĩa lớn, không chỉ giúp cho quy trình sản xuất được minh bạch, đảm bảo phòng ngừa dịch bệnh và kiểm soát chất lượng con giống trước khi xuất bán cho người nuôi. Qua đó, người nuôi sẽ an tâm hơn về chất lượng con giống, có thể biết được nguồn gốc xuất xứ từ đâu? Sử dụng thức ăn gì? Quá trình phát triển như thế nào?…

Ứng dụng công nghệ bắn chip điện tử để cấp “CMND” cho tôm phục vụ quá trình theo dõi.

Việc chủ động nguồn tôm bố mẹ giúp sản xuất ra nguồn giống có tỷ lệ sống cao, sức đề kháng cao và thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng địa phương. Điển hình các hộ nuôi tôm tại khu vực miền Bắc – nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đòi hỏi con giống phải thích nghi tốt. Hầu hết các hộ dân miền Bắc và miền Trung đều lấy giống Việt – Úc và đánh giá cao về tính thích nghi tốt, sự tăng trưởng nhanh, đồng đều và kích cỡ lớn của con giống, qua đó góp phần nâng cao năng suất và hiệu suất lợi nhuận cho bà con nuôi tại đây.

Hợp tác xã Hà Khẩu tại Quảng Ninh, do anh Nguyễn Đăng Tới làm chủ, luôn tin tưởng giống tôm Việt – Úc, kết quả 3 ao thu về 22 tấn, size 36-30 con/kg, nuôi 96-110 ngày.

Hộ nuôi anh Nguyễn Huy Bình tại Đồng Nai, tuy vào mùa nghịch nhưng đạt kết quả tốt nhờ con giống Việt – Úc chống chịu và tăng trưởng tốt, 2 ao thu về 16 tấn, size 28 con/kg, lãi 1,4 tỷ đồng.

Tiến sĩ Greg Coman - Khoa Học Gia Nghiên cứu cấp cao Chương trình Nghiên cứu Thủy sản & Vật nuôi (Viện CSIRO), Giám Đốc Chương Trình Chọn Giống Tôm thẻ & Tôm Sú hợp tác cùng Tập đoàn Việt - Úc: “Chọn lọc giống là then chốt của việc tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và tính bền vững trong mọi ngành nuôi trồng và thủy sản.Viện Nghiên Cứu Khoa Học Ứng Dụng Công Nghiệp Khối Thịnh Vượng Chung (CSIRO) có nhiều năm kinh nghiệm với chuyên môn chọn giống ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản và vận hành các chương trình chọn giống sử dụng số liệu chuyên sâu cho nhiều đối tượng thủy sản khác nhau.Mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa CSIRO và Tập đoàn Việt-Úc đã và đang phát triển mạnh mẽ và bền vững, tận dụng tối đa thế mạnh riêng của từng bên để phát triển chương trình chọn giống này.Cơ hội lớn cho chương trình chọn giống này là khả năng cho ra sản phẩm tôm giống được chọn giống riêng, thích hợp cho người nuôi tại từng vùng miền chính ở Việt Nam.”

Tiến sĩ Nguyễn Tấn Sỹ - Phó Viện trưởng Viện NTTS. Kiêm Trưởng Bộ môn Nuôi thủy sản nước lợ – Đại Học Nha Trang: “Hiện nay Tập đoàn Việt - Úc đã khẳng định được chất lượng tôm bố mẹ qua 10 thế hệ chọn giống với chất lượng vượt trội và kiểu gen được cải thiện đáng kể so với thế hệ chọn giống đầu tiên. Với nguồn tôm bố mẹ chất lượng vượt trội này, Việt - Úc đã sản xuất được nguồn tôm giống có chất lượng vượt trội so với tôm giống của Việt Úc những năm trước đây và đã đáp ứng được kỳ vọng của người nuôi tôm khắp cả nước, đặc biệt là khu vực miền Bắc và Bắc miền Trung với tiểu vùng khí hậu khắc nghiệt. Hiệu quả của chương trình tôm bố mẹ của Tập đoàn Việt - Úc đã đóng góp rất lớn cho sự thành công của ngành công nghiệp nuôi tôm Việt Nam hiện tại và trong những năm tiếp theo.”

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang