• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khi Nông dân đam mê chế tạo máy

Nguồn tin:  Cổng TTĐT Sở NNPTNT An Giang, 06/07/2020
Ngày cập nhật: 8/7/2020

Hơn nửa đời người làm nghề cơ khí, đó là quãng thời gian ông Trần Công Nẻo, Ấp An Hưng, thị trấn An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang tích lũy nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ khí. Nhận thấy nông dân huyện An Phú trồng bắp rất nhiều, nhưng chủ yếu là làm bằng sức lao động nên ông đã tìm tòi, nghiên cứu, sáng chế ra những máy móc giúp nông dân trồng bắp giảm nhân công lao động và chi phí sản xuất.

Sau 1 năm nghiên cứu, thiết kế và cải tiến, chiếc máy lột vỏ và tách hạt bắp được chế tạo thành công. Máy có thể tuốt sạch từng phần của trái bắp như vỏ, cùi, hạt rồi chuyển ra ngoài bởi từng bộ phận riêng biệt. Hạt bắp được tách ra sạch, nguyên vẹn, không bị dập hay bể hạt, có thể sử dụng để làm hạt giống. Qua nhiều lần cải tiến máy “Lột vỏ, tách hạt bắp” đã hoàn chỉnh với. Máy có công suất hoạt động 5 tấn/giờ thay thế cho khoảng 10 công lao động, thời gian và chi phí cũng giảm rất nhiều. Hiện nay, máy lột vỏ và tách hạt được bán với giá 200 triệu đồng và đang rất được ưa chuộng. Chỉ tính riêng địa bàn huyện An Phú đã có 2 máy. Một số khách hàng ở Long An, kể cả miền Bắc đang liên lạc để tham khảo, đặt hàng.

Sau thành công với máy lột vỏ, tách hạt bắp, trong vòng 2 năm 2018 và 2019, ông Nẻo đã cho ra đời chiếc máy cải tiến xử lý nhanh gấp đôi khi chặt thân bắp, băm nhuyễn cây bắp rồi phun vào bao hay còn gọi là máy chặt thân bắp ba trong một. Độc đáo ở chiếc máy này là được chế tạo từ A đến Z mà không phải tận dụng nguyên vật liệu sẵn có như trước đây. Cấu tạo máy chặt băm và phun xác cây bắp cải tiến gồm nhiều bộ phận, quan trọng nhất là dàn chặt được chế tạo khá độc đáo bằng nguyên liệu thép. Ngoài tính năng tiện ích, tiết kiệm thời gian công sức lao động thì hình dáng máy cũng rất bền và đẹp. Chiếc máy này thay thế hơn 30 công lao động chặt bắp, băm nhuyễn cây bắp bằng tay. Theo ước tính cứ 15 phút máy chặt, băm và thổi vô bao hơn 4 tấn xác bắp thay vì chiếc máy trước đây xử lý chỉ vọn vẻn 2 tấn trong khoảng thời gian ấy. Từ khi có chiếc máy này, nông dân trồng bắp tiết kiệm được thời gian, nhân công vì chỉ trong chốc lát ruộng bắp được dọn sạch, rất tiện lợi nhanh chóng thay vì sau thu hoạch lại phải tốn thêm tiền thuê nhân công dọn dẹp hay đốt đồng.

Năm 2014, ông Trần Công Nẻo được Liên hiệp các hội Khoa học - Kỹ thuật và Tạp chí Thương hiệu Việt bình chọn danh hiệu người có thành tích xuất sắc về đổi mới sáng tạo, đóng góp đáng kể cho sự phát triển nông nghiệp Việt Nam. Với máy lột vỏ và tách hạt bắp, tôi được Hội đồng Khoa học tỉnh đánh giá cao và đã đạt giải nhì trong Hội thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật tỉnh An Giang lần IX-2015. Và riêng với sáng chế đa năng Máy chặt thân bắp ba trong một, ông đã đạt giải nhất trong Hội thi sáng tạo kỹ thuật lần thứ XI năm 2018 – 2019. Đồng thời năm 2019, ông vinh dự được nhận Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc đã đạt giải nhất của Hội thi sáng tạo kỹ thuật lần thứ XI năm 2018 – 2019.

Và với mong muốn, suy nghĩ nếu chế tạo được nhiều máy móc sẽ giúp nông dân giải phóng được sức lao động và tăng năng suất lao động, ngoài máy lột vỏ tách hạt bắp và máy chặt thân bắp :3 trong 1, ông đã nghiên cứu và chế tạo hàng loạt chiếc máy nông nghiệp như: Máy dập rèn, máy hút tập chất bùn, ép tự động, máy đánh rãnh sâu dùng để móc rãnh đất… Ông còn được bà con nông dân vinh danh là Ông Vua sáng chế máy nông nghiệp

“Tôi sẽ cố gắng hơn nữa trong việc nghiên cứu, chế tạo và sản xuất ra nhiều loại máy móc để giúp bà con nông dân có thể giảm công và chi phí lao động trong sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất và cải thiện cuộc sống. Đồng thời, có thể sản xuất đại trà những máy móc này để cung cấp cho nông dân có nhu cầu trên cả nước và xa hơn là xuất khẩu ra quốc tế. Tôi mong muốn Quỹ phát triển tài năng An Giang hỗ trợ giúp một phần kinh phí để Tôi có thể mở nhà xưởng, mua thêm một số máy móc như máy hàn tiện, máy phay, lưỡi cắt… để nhân rộng những sáng chế của mình.” Ông Trần Công Nẻo tâm sự.

Hương ly – Trung tâm Khuyến nông An Giang

Các tin mới:

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang