Nguồn tin: Khuyến Nông VN, 14/07/2021
Ngày cập nhật:
19/7/2021
Bằng kiến thức về tự động hóa du học bên Pháp, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng đã tạo nên một nông trại thông minh với hệ thống tưới tự động đến từng gốc cây, hệ thống camera quan sát khắp nông trại, pin năng lượng mặt trời cung cấp điện cho sản xuất… và điều khiển các hệ thống bằng điện thoại thông minh.
Nằm giữa bạt ngàn cây cao su tại thôn Cây Đa, xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, nông trại Thiên Nông được nhiều người chú ý bởi 20 ha trồng bơ theo tiêu chuẩn VietGAP. Chủ nông trại là chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng, một kỹ sư tự động hóa du học tại Pháp đã khởi nghiệp với “nghề nông”.
Qua tìm hiểu, anh Hoàng biết được tỉnh Bình Phước nói chung và xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập nói riêng có khí hậu, thổ nhưỡng rất thích hợp để phát triển cây ăn trái. Nhiều loại cây ăn trái đã khẳng định được chất lượng, thương hiệu trong đó có cây bơ và đặc biệt giống bơ Mã Dưỡng - một giống bơ sáp nổi tiếng của tỉnh, được tạo ra ngay trên đất Bình Phước.
Anh Hoàng đã trồng 2000 gốc bơ Mã Dưỡng trên diện tích 20 ha và chăm sóc với quy trình chăm sóc ứng dụng công nghệ tự động hóa trong tưới tiêu, quản lý vườn, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật canh tác nghiêm ngặt.
Xác định sản xuất an toàn để cung cấp sản phẩm tốt nhất cho thị trường, tạo uy tín ổn định, lâu dài, nông trại đã sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2020 nông trại chính thức đạt chứng nhận VietGAP. Đây cũng là giai đoạn quan trọng để anh tiếp cận với thị trường thông qua hợp đồng cung cấp cho các siêu thị, Food Connect và một số kênh phân phối khác với nhãn hiệu “Bơ ông Hoàng”. Năm vừa qua nông trại đã thu hoạch được khoảng 100 tấn thu về 5 tỷ đồng.
Anh Hoàng (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh cùng lãnh đạo UBND huyện Bù Gia Mập và lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh
Theo nhận xét của các khách hàng, giống bơ Mã Dưỡng của nông trại Thiên Nông mặc dù độ béo, dẻo chưa phải là ưu việt nhất nhưng xét tổng thể các chỉ số thì giống bơ này phù hợp với nhu cầu của các nhà hàng Châu Âu và khẩu vị của khách nước ngoài, do đó nhu cầu về loại bơ này đang rất tiềm năng. Với sản lượng hiện có, nông trại chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường nên nông trại đang gặp những áp lực nhất định trong việc cung ứng sản phẩm.
Để giải quyết tốt bài toán về đầu ra cũng như giải quyết áp lực về sản lượng, hiện anh đang định hướng xây dựng vùng nguyên liệu vệ tinh để không chỉ cung cấp ra thị trường trái bơ tươi mà còn có thể sản xuất ra tinh dầu bơ nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ cây bơ.
Giống bơ Mã Dưỡng nổi tiếng của Bình Phước
Ghi nhận thực tế từ nông trại, bà Lê Thị Ánh Tuyết – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chia sẻ: “Nông trại Thiên Nông đang làm rất tốt công tác thương mại. Thời gian tới, nông trại cần tiếp tục quan tâm tới quy trình canh tác để duy trì chất lượng sản phẩm, tăng năng suất cây trồng".
Việc áp dụng công nghệ vào sản xuất, thâm nhập thị trường có tính toán, đúng hướng đã giúp nông trại Thiên Nông chủ động được đầu ra cho nông sản. Nông trại là địa chỉ tham quan của nhiều đơn vị giúp các tổ chức, cá nhân học hỏi phương thức canh tác phù hợp với xu thế và tín hiệu thị trường góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
Vũ Hường - Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Bình Phước
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.