• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hỗ trợ người trồng thanh long ảnh hưởng dịch Covid-19

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 04/02/2021
Ngày cập nhật: 7/2/2021

Giải quyết các tác động ảnh hưởng kép của dịch Covid-19 và hạn hán, là mục tiêu chính của dự án Thúc đẩy an ninh con người - không để ai ở lại phía sau thông qua ứng phó dịch Covid- 19 tổng hợp ở Việt Nam…

Nông dân chăm sóc thanh long.

Gỡ khó

Trong hơn 1 năm qua, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nông dân nói chung và các hộ trồng thanh long nói riêng. Tại Bình Thuận, không ít hợp tác xã hoạt động cầm chừng do sản xuất ra sản phẩm nhưng không tiêu thụ được. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu lao động, không có nguồn thu để trả cho các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiền điện chong đèn thanh long.

Không chỉ vậy, trong nửa đầu năm 2020, tình trạng hạn hán, thiếu nước tưới đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây thanh long. Trong khi đó, sản phẩm trái thanh long của Bình Thuận phần lớn đều tiêu thụ theo đường tiểu ngạch qua thị trường Trung Quốc. Đến thời điểm này, khi dịch Covid-19 đang bùng phát, phía Trung Quốc và các thị trường khác đã áp dụng các biện pháp chặt chẽ để quản lý phòng dịch Covid-19 tại khu vực cửa khẩu, nên năng lực thông quan tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc rất hạn chế. Vì vậy, giá thanh long mua tại vườn rất thấp, có khi thương lái không thu mua, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất thanh long của nông dân, nhiều hộ không có chi phí để tái đầu tư…

Trong bối cảnh khó khăn ấy, chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và UBND tỉnh Bình Thuận đã ký biên bản ghi nhớ về thỏa thuận khung trong khuôn khổ hợp tác năm 2020 và nguyên tắc hợp tác trong việc triển khai thực hiện dự án “Thúc đẩy an ninh con người - không để ai ở lại phía sau thông qua ứng phó tổng hợp với Covid-19 tại Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Theo đó trong 6 tháng qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với Liên minh HTX Bình Thuận và đại diện UNDP đã tiến hành khảo sát và lựa chọn được 15 HTX và các thành viên sản xuất thanh long trên địa bàn 3 huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Bắc Bình tham gia thực hiện dự án. Dự án thực hiện từ tháng 8/2020 đến tháng 1/2021, tại các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam, với kinh phí thực hiện trên 6,8 tỷ đồng. Một số HTX thanh long được hưởng lợi từ dự án là HTX thanh long Thuận Tiến, HTX thanh long sạch Hòa Lệ, HTX thanh long Thuận Hòa, Hàm Đức…

Duy trì phát triển sản xuất

Trải qua 6 tháng thực hiện, trong tuần qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức hội nghị tổng kết dự án này. Ông Phan Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đánh giá: Dự án đã hỗ trợ gần 300 thành viên các HTX được hưởng lợi từ dự án, với diện tích sản xuất thanh long gần 500 ha. Các HTX được đầu tư về trang bị vật tư sản xuất, máy móc cần thiết như bóng đèn led, ky đựng, phân bón, cân điện tử, máy vi tính, nhà kho, nhà sơ chế… Qua đó, phần nào giải quyết các tác động ảnh hưởng kép của dịch Covid-19 và hạn hán, bảo vệ tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Ông Ngô Văn Kéo, nông dân trồng thanh long ở xã Thuận Quý tham gia dự án bày tỏ: Hầu hết các vật tư hỗ trợ từ dự án đều là những vật tư cần thiết, đúng nhu cầu và phù hợp với việc sản xuất và kinh doanh hiện tại của các HTX thanh long. Tuy số lượng hỗ trợ không được nhiều như mong muốn, nhưng đó là nguồn động lực, giúp cho các HTX và thành viên có thêm động lực để gắn bó lâu dài với việc sản xuất thanh long bền vững. Hiệu quả của dự án không chỉ các thành viên trực tiếp tham gia HTX được hưởng lợi mà cả những người lao động yếu thế, hộ cận nghèo… cũng có lợi.

Nhận thấy hiệu quả bước đầu nên đa số bà con đều mong muốn tham gia, học hỏi các kinh nghiệm trong sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn GAP, tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật và nhận sự quan tâm, hỗ trợ của các đơn vị, tổ chức. Đây cũng là bước thành công ban đầu của dự án và là tiền đề để mở rộng quy mô dự án trong tương lai.

Kiều Hằng

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang