Nguồn tin: Báo Vĩnh Phúc, 05/04/2021
Ngày cập nhật:
8/4/2021
Với sự cần cù, chịu thương chịu khó, vợ chồng anh Vũ Văn Dưỡng, chị Trần Thị Hồng, tổ dân phố Quảng Khuân, thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) đã vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất của quê hương mình từ mô hình kinh tế chăn nuôi tổng hợp.
Mô hình kinh tế chăn nuôi tổng hợp đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Vũ Văn Dưỡng.
Là một nông dân quanh năm gắn bó với đồng ruộng, anh Vũ Văn Dưỡng nhận thấy nếu muốn phát triển kinh tế không thể chỉ làm ăn manh mún, phụ thuộc vào tự nhiên.
Năm 2012, trong bối cảnh chính quyền địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, anh Dưỡng đã mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình kinh tế chăn nuôi tổng hợp kết hợp làm đại lý buôn bán gạo và đại lý cám chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Anh Dưỡng chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi vừa trồng lúa, vừa kết hợp chăn nuôi nhỏ lẻ để phục vụ nhu cầu của gia đình nên năng suất, chất lượng không cao.
Với mong muốn có một trang trại phát triển kinh tế gia đình, từ khi được Hội Nông dân ở địa phương tập huấn, chia sẻ kỹ thuật cũng như tạo điều kiện vay vốn, tôi đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo hướng bài bản hơn.
Từ chỗ chỉ có 1 con lợn nái để sinh sản và bán lợn con, tôi đã vay vốn để phát triển mô hình chăn nuôi thêm lợn nái và lợn thịt bởi tôi nhận thấy năng suất và chất lượng vật nuôi muốn cao thì phải áp dụng kỹ thuật, có sự chăm sóc và đầu tư thì mới có thể chăn nuôi hiệu quả”.
Theo chân anh Dưỡng tham quan khu vực chăn nuôi của gia đình, chúng tôi nhận thấy khu chuồng chỉ rộng hơn 140 m2 nhưng được thiết kế khoa học và hợp lý. Đặc biệt, toàn bộ nước thải được dẫn thẳng xuống hầm Biogas, không gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, anh Dưỡng còn chú trọng tới phòng chống dịch bệnh, 1 tháng 1 lần phun thuốc vi sinh để khử trùng chuồng lợn, khu vực xung quanh chuồng, dọn dẹp vệ sinh hàng ngày đối với chuồng gà.
Anh cũng thường xuyên tiến hành tiêm phòng định kỳ kết hợp kiểm tra, theo dõi, quan sát các biểu hiện của vật nuôi khi thấy có dấu hiệu của dịch bệnh và cách ly, cứu chữa kịp thời nên đàn vật nuôi của gia đình anh luôn khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt.
Nhờ tích cực trau dồi, tích lũy kinh nghiệm thông qua các lớp tập huấn, đến nay, gia đình anh đã có 8 lợn nái và 60 lợn thịt. Kết hợp với chăn nuôi lợn, gia đình anh chăn nuôi hơn 100 gà ta lai.
Ngoài ra, làm đại lý cung cấp gạo và cám chăn nuôi gia súc, gia cầm giúp anh vừa tận dụng nguồn thức ăn tự cung tự cấp, vừa gia tăng thu nhập cho gia đình.
Được biết, trong năm 2020, tổng thu nhập của gia đình anh từ nuôi lợn, nuôi gà kết hợp làm đại lý lên đến gần 400 triệu đồng.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Dưỡng còn tích cực giúp đỡ bà con cùng phát triển kinh tế cũng như tham gia các hoạt động của địa phương.
Anh Trần Khánh, cán bộ Địa chính - Môi trường thị trấn Hoa Sơn cho biết: “Mô hình chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh Dưỡng mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng phát triển mới cho ngành nông nghiệp địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp thị trấn ngày càng phát triển. Anh là tấm gương điển hình cho phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi và được chính quyền địa phương khuyến khích nhân rộng.
Bài, ảnh: Thảo My
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.