Nguồn tin: Báo Bắc Ninh, 18/04/2021
Ngày cập nhật:
20/4/2021
Cùng với sử dụng vắc xin, kháng sinh và dinh dưỡng hợp lý, vấn đề vệ sinh khử trùng, tiêu độc chuồng trại chăn nuôi đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên thực tế, vệ sinh khử trùng, tiêu độc chuồng trại chưa được quan tâm đúng mức vì hiệu quả không thấy được ngay trước mắt, không có tác dụng trực tiếp như sử dụng thức ăn hay thuốc thú y. Vì vậy, rất cần sự vào cuộc sát sao của ngành chức năng trong việc tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi, từng bước đưa khử trùng, tiêu độc chuồng trại vào nền nếp.
Tiêu độc nhằm mục đích tiêu diệt mầm bệnh trên các yếu tố trung gian truyền bệnh (do bị nhiễm từ các chất bài tiết của con vật bệnh, từ xác con vật chết bệnh, mang trùng bệnh) và tiêu diệt mầm bệnh ngay trên thân thể con vật (nhưng không được áp dụng với vết thương và nội quan động vật). Tiêu độc chỉ có ý nghĩa thực sự khi cùng tiến hành các biện pháp phòng chống bệnh tổng hợp. Tiêu độc là biện pháp cần thực hiện thường xuyên, liên tục ngay cả khi chưa có dịch, khi có dịch và tiêu độc khi đã hết dịch. Tập trung tiêu độc ở chuồng trại, sân phơi, bãi chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ đã tiếp xúc với động vật, phương tiện vận chuyển động vật, nguyên liệu động vật (da, lông,...), các nơi chế biến và lưu trữ nguyên liệu động vật, thức ăn, nước uống, thân thể động vật, tay chân và quần áo của người nuôi. Có như vậy mới bảo đảm tuyệt đối an toàn cho đàn vật nuôi.
Đối với khử trùng môi trường được sử dụng những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hoặc các vi sinh vật nhiễm khác. Khác với kháng sinh, những chất khử trùng phá hủy nguyên sinh chất của vi khuẩn và luôn cả vật chủ. Do đó chúng chỉ được sử dụng cho các đồ vật vô sinh. Đồng thời ức chế sự sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật hoặc giết chết vi khuẩn ở một nồng độ không làm ảnh hưởng đến mô bào vật chủ. Chúng được sử dụng cho các mô bệnh để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn. Trong quá trình khử trùng, chúng ta cần lựa chọn đúng hóa chất khử trùng; xác định tác nhân gây bệnh; loại hóa chất sử dụng có an toàn cho người sử dụng hay không; thời gian, khoảng cách sát trùng, phương pháp sát trùng và khử trùng khu vực chuồng nuôi, dụng cụ, nước, phương tiện vận chuyển, người ra vào, hạn chế thấp nhất các mầm gây bệnh.
Khử trùng môi trường là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa mầm gây bệnh.
Để đạt được hiệu quả cao trong khử trùng tiêu độc, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho rằng: Người nuôi cần dọn dẹp toàn bộ chất hữu cơ có trong chuồng trại một cách triệt để. Tiến hành cọ rửa bằng nước, có thể dùng nước sôi, lửa để diệt các tác nhân gây bệnh trong chuồng. Sau đó tiêu độc bằng hóa chất, lựa chọn hóa chất có khả năng diệt nhiều loại mầm bệnh; ít độc đối với động vật và người; không làm hỏng dụng cụ; dễ hòa tan trong nước, dễ sử dụng như hun trấu, rắc vôi bột, quét vôi... để tiêu độc đối với một số lớn bệnh truyền nhiễm thường xảy ra trên vật nuôi. Phun khí dung, dội dung dịch hóa chất tiêu độc đối với phương tiện vận chuyển hoặc dùng chất tiêu độc mạnh tưới vào các phương tiện vận chuyển. Đối với chất thải chăn nuôi nên dùng các các hóa chất và phương pháp ủ nhiệt sinh học hoặc đốt. Trong đó, phương pháp ủ nhiệt sinh học là phương pháp tiện lợi, được dùng để tiêu độc dựa trên cơ sở các hợp chất hữu cơ ủ lên men bởi các vi sinh vật, làm tăng nhiệt độ, có thể tiêu diệt được phần lớn vi khuẩn không có nha bào, virus, ấu trùng và trứng giun sán.
Hiện nay, Với các trang trại chăn nuôi tập trung trong tỉnh cơ bản áp dụng thường xuyên, hiệu quả biện pháp khử trùng, tiêu độc môi trường, chuồng trại nuôi, hạn chế tối đa dịch bện phát sinh, phát triển ổn định đàn vật nuôi. Đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, còn chưa coi trọng vấn đề này, cần tiếp tục tuyên truyền, khuyến cáo để người nuôi nhận thức rõ vai trò quan trọng của khử trùng, tiêu độc đối với đàn vật nuôi, từng bước đưa chăn nuôi trở thành mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp.
Bài, ảnh: Hoài Anh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.